BÍ MẬT TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG COCA-COLA



  • Coca-Cola có lẽ là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới với mức độ phủ sóng toàn cầu. Sản phẩm của Coca-Cola tràn ngập trên thị trường trải dài trên nhiều kênh phân phối. Thật khó tin khi bước vào siêu thị và các cửa hàng bán lẻ và không tìm thấy sản phẩm của Coca- Cola. Vậy làm thế nào một công ty có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn như vậy đặc biệt với quản lí chuỗi cung ứng của mình?

    Wendy Manning, phó giám đốc bộ phận Customer Logistics, đại diện của Coca-Cola sẽ chia sẻ với chúng ta một vài điểm nổi bật bên trong sự thành công của Coca-Cola bằng việc nói về kênh phân phối những dòng sản phẩm của Coca khu vực Tây Âu.

    Hãy cùng Vilas tìm hiểu 14 điểm chính về chuỗi cung ứng của Coca-Cola:

    Bạn hầu như sẽ phải bắt gặp ít nhất 1 sản phẩm Coca-Cola ở siêu thị hoặc các đại lý trên toàn cầu
    CCE (Coca-cola Enterprises) chịu trách nhiệm về việc sản xuất và phân phối một loạt các loại nước giải khát có gas từ Coca-Cola đến Fanta, nước trái cây, nước uống, đồ uống thể thao và năng lượng.
    Hoạt động của nó bao gồm tám lãnh thổ ở Tây Âu, cung cấp hơn 600 triệu sản phẩm cho các nhà bán lẻ hàng năm, phục vụ hơn 170 triệu người tiêu dùng.

    Vậy hoạt động rộng lớn này được quản lý như thế nào? Làm thế nào để công ty đảm bảo rằng mỗi sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi vào tay của người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu về thời gian và chất lượng cao nhất? Theo Manning, tất cả bắt đầu tại nhà máy.

    CCE có 17 nhà máy sản xuất hiện đại trên toàn Châu Âu và 95% đồ uống được sản xuất tại quốc gia nơi chúng được bán.
    CCE thực hiện việc tìm nguồn cung tại địa phương, giúp giữ cho chuỗi cung ứng ngắn và nhanh – yếu tố quan trọng để có thể theo kịp nhu cầu.
    Một khi các nguyên liệu và thành phần qua cửa nhà máy, mục tiêu của nhà máy là phải sản xuất các loại thức uống có chất lượng cao với đúng số lượng và đúng lúc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
    Các nhà máy của CCE sở hữu một trong số những dây chuyền sản xuất nhanh nhất trên thế giới.

    Công ty có thể đưa thức uống từ các nhà máy của mình đến kệ siêu thị trong vòng 48 giờ.

    CCE liên tục tìm kiếm các khoản đầu tư mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Gần đây nhất đã mở một hệ thống lưu trữ và thu hồi tự động trị giá 20 triệu đô la Mỹ tại trung tâm phân phối ở Dongen, Hà Lan. Cơ sở mới này được thiết kế để lưu trữ và tự động dời pallet của chai và lon – cho phép CCE phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của khách hàng, cũng như tối đa hóa không gian hàng hóa được sử dụng trong xe tải.
    Công ty cũng liên tục thử nghiệm công nghệ và cải tiến mớii, chẳng hạn như công nghệ Bluetooth Beacon và in 3D.
    Kết quả hình ảnh cho coca cola factory

    Bền vững là chìa khóa để phát triển một chuỗi cung ứng hiệu quả

    Xuyên suốt qui trình sản xuất, tính bền vững và hiệu năng luôn là những thứ được cân nhắc hàng đầu. Tại cơ sở sản xuất Wakefield ở Anh, CCE vừa cho giới thiệu hệ thống kết hợp nhiệt và năng lượng giúp giảm thiểu 1,500 tấn CO2 mỗi năm. Những hoạt động cải tiến như thế này đã góp phần vào việc giảm thải lượng khí thải CO2 của Coca-cola đến mức 23% từ năm 2007.
    Khi công nghệ và máy móc trong nhà máy của CCE là nhân tố thiết yếu trong việc sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường, nguồn nhân lực cũng không kém phần quan trọng. Manning cho biết: “Với 166 chuyên viên về Logistics hỗ trợ tối ưu hoạt động sản xuất hằng ngày bảy ngày một tuần để đảm bảo tính sẵn có trên kệ. Chính đội ngũ này sẽ giám sát tất cả các hoạt động và đảm bảo rằng một khi chai đã được đổ đầy, từng sản phẩm sẽ được sẽ được giao lên xe tải và sẵn sàng vận chuyển.

    Tuy nhiên công việc vẫn chưa kết thúc khi sản phẩm đã được vận chuyển.

    Một khi sản phẩm đã được giao tại các cửa hàng, công ty còn có vai trò đảm bảo mỗi sản phẩm sẽ được đưa vào tủ lạnh của các cửa hàng. Bộ phận Marketing của Coca-Cola có mối quan hệ mật thiết với khách hàng và các đại lý bán lẻ để chắc chắn rằng những sản phẩm của Coca-Cola được đặt ở những vị trí dễ tìm thấy.
    “Xuyên suốt hành trình của sản phẩm, việc giao tiếp với những đối tác và các đại lý bán lẻ là rất quan trọng đặc biệt là khi hoạt động bán lẻ rất khó để dự đoán trước được khi mà những thay đổi nhỏ nhất như thời tiết, có thể ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Hệ thống sản xuất mang tính liên kết chặt chẽ cho phép chúng tôi tăng hoặc giảm công suất, bắt kịp sự biến động nhu cầu thông qua hoạt động tăng sản xuất tại một số địa điểm nếu cần. Và chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho các mức yêu cầu đặc biệt, ví dụ như trong lễ Giáng sinh hoặc những sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội “, Manning giải thích.
    Một cách để công ty nắm được nhu cầu của khách hàng là thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ nhằm đảm bảo cung cấp đúng những gì khách hàng cần, khi họ cần và theo cách thuận tiện nhất cho họ. Chẳng hạn năm 2012, công ty thực hiện hoạt động trao đổi các nhân sự xuất sắc giữa CCE và một trong những khách hàng của họ, Tesco trong vòng 12 tháng. Hoạt động này không chỉ làm tăng thêm giá trị cho sự nghiệp của những cá nhân có liên quan, mà còn là một phương tiện hiệu quả để chia sẻ kiến ​​thức và hiểu biết giữa các doanh nghiệp, tạo nên sự đồng thuận về mặt chiến lược và phát triển kế hoạch thúc đẩy doanh số bán hàng.
    Ngay từ qui trình ban đầu sản xuất từng chai Coca-Cola, cho tới lúc nhập kho nguyên liệu thô để sản xuất, đến bước cuối cùng khi chai đã nằm trong tủ lạnh của khách hàng; hoạt động hơp tác, cải tiến, tính bền vững và hiệu năng sản xuất là những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của Coca-Cola.

    Theo manufacturingglobal.com