Bạn đã phân biệt được sự khác biệt giữa Safety Stock và Cycle Stock?



  • Quản lí tồn kho là chuỗi công việc phức tạp liên quan đến nhiều bên tham gia và nhiều yếu tố cấu thành như: SKU (Stock Keeping Unit), nhà cung cấp, nhà sản xuất, và đôi khi có thể bị tác động bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bộ phận mua hàng (Purchasing) hoặc lập kế hoạch (Planning).

    Quyết định chứa và trữ bao nhiêu hàng tồn kho không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp nên nhìn nhận giá trị của hàng tồn kho dưới khía cạnh là nguồn vốn, và làm thế nào để giải phóng-luân chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ khách hàng có thể xảy ra. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ những 2 khái niệm chính trong xác định mức độ tồn kho của doanh nghiệp là Safety stock và Cycle Stock. Hai thành phần trên cần được tính toán trên cơ sở từng SKU và được điều chỉnh theo thời gian để tối ưu hóa chi phí cũng như theo các yếu tố rủi ro, tiêu biểu là “Over-stock” – Thừa hàng; hay thậm chí nghiêm trọng hơn là “Out of stock”- Thiếu hàng.

    Cycle Stock là lượng hàng tồn kho được lên kế hoạch để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn này thường được định nghĩa là thời gian giữa các đơn đặt hàng (đối với nguyên liệu thô) hoặc thời gian giữa các chu kỳ sản xuất (đối với công việc trong quá trình hình thành và hoàn thiện sản phẩm.

    Một trong những cách tốt nhất để xác định Cycle Stock là dựa trên hoạch định nhu cầu (demand planning). Trong trường hợp không có dự báo, các số liệu cũ (historical data) có thể được sử dụng như một proxy, nhất là những số liệu lên quan đến tính mùa vụ của sản phẩm, các yếu tố vòng đời sản phẩm hoặc các xu hướng sắp tới để nhìn nhận được độ biến động của thị trường.

    Safety Stock, hay còn gọi là Buffer Stock, có thể được hiểu là hàng tồn kho đệm; lượng hàng không nằm trong kế hoạch tiêu thụ ban đầu, nhưng được dự trữ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thuật ngữ Safety stock thường được dùng khi Nhu cầu thị trường vượt tiêu thụ sản phẩm và mức dự báo ban đầu, hoặc nếu sản lượng sản xuất thấp hơn kế hoạch dự kiến.

    Tùy vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro và chính sách tồn kho của doanh nghiệp, Safety stock ​​có thể là ‘chiếc phao cứu sinh’ trong cả 2 trường hợp, hoặc ít nhất đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, doanh nghiệp có thể xem xét, phân tích và ứng biến linh hoạt với rủi ro qua việc tiến hành đặt hàng lại (back order), hoặc cân đối nguồn nhân lực và năng lực sản xuất của nhà máy.

    Cả Safety stock và Cycle Stock có thể được tích hợp chung dưới dạng số liệu để xác định mức tồn kho tối ưu cho mỗi SKU hàng hóa, dựa trên sự tổng hợp, phân tích của rất nhiều yếu tố, số liệu ở các phòng ban xuyên suốt Chuỗi Cung Ứng của doanh nghiệp, hay nói cách khác, phản ánh rõ nét tầm quan trọng của tính chất “cộng tác” (Collaboration) trong Chuỗi. Có thể nói, việc hiểu rõ 2 yếu tố Safety stock và Cycle stock là bước đầu tiên hướng tới cải tiến và tối ưu trong Chuỗi Cung Ứng. Qua việc tích hợp các phương pháp đánh giá hàng tồn kho thường xuyên, kết hợp quản lý hàng tồn vào quy trình Lập kế hoạch bán hàng, hoạt động sản xuất, mua hàng sẽ giúp đảm bảo sự liên kết của tổ chức và vận hành bền vững. Vì thế, bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào lên lượng hàng hóa, dù là Safety hay Cycle, đều phải được thông tin, thống nhất, đồng thuận và thừa nhận mọi rủi ro của các phòng ban trong Chuỗi.

    Nguồn: www.trindent.com