VẬN CHUYỂN SÀ LAN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



  • Với hệ thống sông ngòi dày đặc thì vận chuyển đường sông là một trong những giải pháp hiệu quả cho các tình Miền Đông Nam bộ và Miền Tây Nam bộ. Có rất nhiều tuyến đường đang được các chủ sà lan khai thác chính như:
    Vũng tàu theo sông Thị Vãi, rồi chạy theo hệ thống sông Đồng Nai về Sài Gòn, Đồng Nai và Bình Dương: Đây là tuyến chủ yếu khai thác hàng cám, hàng sá lấy từ KCN Phú Mỹ về hoặc từ các Mother Ship (tàu mẹ) sang mạn chở về Đồng Nai và Bình Dương.
    Từ Miền Đông về Miền Tây và ngược lại: Từ hệ thống sông Đồng Nai (sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai, Sông Nhà Bè, Sông Rạp Xoài, Sông Thị Vãi) theo sông Vàm Cỏ qua kênh Chợ gạo để tiến về Sông Tiền, Sông Hậu và đi Miền Tây, từ đó tạo ra các tuyến vận chuyển bằng sà làn cụ thể như:
    – Vận chuyển sà lan đi Campuchia
    – Vận chuyển sà lan đi Phú Quốc
    – Vận chuyển sà lan đi Cà Mau, Kiên Giang, các tỉnh thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

    Các loại sà lan:
    Sà lan tự hành: Đây là loại sà lan có gắng động cơ, có khả năng tự hành không phụ thuộc vào các phương tiện kéo bên ngoài (thường gọi là đầu kéo). Loại sà lan này thường là sà lan hầm, đối với loại này thường có khái niệm niêm phong kẹp chì (nghĩa là khi đóng nắp cửa hầm lại, bấm seal, niêm phong lại), loại sà lan này dùng để chở hàng cám, hàng sá, những hàng nhạy cảm với ẩm

    Sà lan không tự hành: Sà lan không được gắn động cơ vào, việc di chuyển phải phụ thuộc vào các phương tiện khác (đầu kéo). Loại này thường được gọi là ponton, loại sà làn này dùng để chở vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị công trình.

    Sà lan há mồm: Dây là loại sà lan dùng để chở các thiết bị có khả năng tự lên sà lan thông qua một cầu tạm. Khi phương án xếp dỡ không khả thi hoặc rất tốn kém thì đây là phương án hữu hiệu nhất và giảm thiểu chi phí nhất cho khách hàng.

    #qalogistics #vanchuyensalan #vanchuyenvenbien