Giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử



  • Giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử
    Như các bạn đã biết, trong thời đại bùng nổ thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay, tốc độ phát triển của thị trường Logistics không đuổi kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử. Do đó, các công ty thương mại điện tử lớn hiện nay đều đang dần xây dựng hệ sinh thái của mình, trong đó E-Logistics là một trụ cột quan trọng.

    Trong bài viết hôm nay, sẽ đem đến bạn đọc những thông tin hữu ích về Last-mile Delivery trong E-Logistics.

    1. Last-mile Delivery là gì?
    Last Mile Delivery Logistics – Giao hàng chặng cuối là bước cuối cùng trên hành trình của một đơn hàng được giao đến khách hàng, có thể từ một trung tâm vận chuyển hoặc trung tâm phân phối.

    2. Ba điểm khác biệt lớn nhất của Last Mile Logistics tại Việt Nam
    Last Mile Logistics Việt Nam rất khác biệt so với những quốc gia khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia ở cá điểm sau:

    Phương tiện giao hàng ở Việt Nam chủ yếu là xe máy, trong khi những nước khác là xe tải hoặc xe bán tải.
    Việt Nam cũng sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, do người tiêu dùng còn thiếu niềm tin vào chất lượng sản phẩm nên thường chọn phương thức là giao hàng và nhận tiền tại nhà (COD). Hơn 95% hàng hóa trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) được thực hiện theo phương thức này
    Việt Nam là một đất nước hình chữ S, khoảng cách từ Hà Nội đến TP.HCM là hơn 1600 km. Một con hàng để đến được tay khách hàng cuối cùng có thể đi qua quãng đường hơn 1600 km tương đương với quãng đường bay gần 2 giờ bay. Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, địa hình trắc trở cũng với cơ sở hạ tầng chưa phát triển cũng là một trở ngại lớn và nguyên nhân làm tăng chi phí trong giao hàng chặng cuối.
    3. Sáu nhóm thách thức lớn hiện tại
    Những thách thức lớn nhất mà thị trường TMĐT hiện nay đang phải đối mặt bao gồm:

    a. Hành lang pháp lý và thủ tục hành chánh
    Như các bạn đã biết, ở Việt Nam hiện nay chưa có các luật cho TMĐT cũng như ngành Logistics cho TMĐT. Thông thường, đối với Logistics truyền thống, hóa đơn đỏ là 1 chứng từ bắt buộc để được cho phép vận chuyển trên đường. Tuy nhiên, với Last Mile Logistics, trước khi khách hàng nhận và thanh toán đơn hàng thì đó chưa được coi là một giao dịch thành công để có thể xuất hóa đơn đỏ.

    b. Nguồn Nhân lực

    Đội ngũ giao hàng

    Lượng hàng phải giao vào những ngày sự kiện có thể tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với ngày thường, cho nên việc tìm đủ đội ngũ shipper để giao hàng trong những ngày này là một rào cản.

    Nguồn nhân sự chung và cao cấp

    Tại Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống giáo dục chính thống nào đào tạo nhân lực cho ngành TMĐT hay Logistics trong TMĐT. Chính vì vậy, chủ yếu những kiến thức có thể học được là từ công việc hoặc nghề truyền nghề.

    Khả năng thu giữ người tài.

    Với sự bùng nổ của E-logistics tại Việt Nam thì việc giữ chân người tài là một thách thức đáng kể.

    c. Năng lực giao hàng:
    Phương tiện vận chuyển trong E-Logistics hiện nay không đa dạng, thiếu và giá thành cao. Phương tiện được dùng trong giao hàng chặng cuối của Việt Nam hiện nay chủ yếu là xe máy. Tuy nhiên, xe máy không phải sản xuất ra để giao hàng mà chúng ta đang cải tiến nó bằng cách gắn thêm thùng để giao hàng. Chủ yếu các nhà vận tải đang giao hàng bằng xe máy có sức chứa nhỏ, trong khi hiệu quả của xe tải không cao do chi phí đầu tư và vận hành đều cao. Sức chứa của thùng giao hàng từ 0.2-0.3 m3, dung tích chưa hàng không được nhiều. Nếu dùng xe tải hay xe bán tải, chúng ta phải đối mặt với các vấn đề về kẹt xe hay việc cấp những giấy phép đặc biệt, đối mặt với chi phí Logistics rất cao. Hiện tại ở Việt Nam đã có FLEX SPEED áp dụng giao hàng chặng cuối bằng xe đạp điện, giúp giảm thiểu ảnh hướng đến môi trường và giao thông.

    d. Hạ tầng
    Ví dụ, ở TP.HCM, kẹt xe, ngập,… là nỗi ám ảnh của người dân và cũng là nỗi cám ảnh của các công ty TMĐT trong Last Mile Logistics. Ở VN, chúng ta không sử dụng hệ thống Postal Code. Ví dụ như Shipper khi nhận các đơn hàng với địa chỉ không rõ ràng như Ấp, Làng, Xã và không có số điện thoại, số nhà là những trở ngại lớn.

    Bên cạnh đó, thị trường TMĐT còn có những thách thức đã được đề cập bên trên: HCM và HN là 2 đô thị lớn cách nhau 2 giờ bay. Trong khi đó, năng lực hàng không hiện tại chúng ta đang dùng chủ yếu là tận dụng máy bay hành khách và chưa có phương tiện chuyên dụng để chở hàng giữa 2 thành phố lớn là HCM và Hà Nội.

    e. Công nghệ
    Hạ tầng công nghệ cũng như nền tảng công nghệ để đáp ứng được thương mại điện tử cho việc xử lí những data khổng lồ vẫn là thách thức lớn. Hiện tại, với một đất nước lao động trẻ như Việt Nam, việc áp dụng tự động hóa vào E-Logistics vận hành cho thương mại điện tử vẫn chưa được áp dụng nhiều. Với sản lượng bùng nổ của TMĐT, việc không áp dụng được những hệ thống tự động hóa là 1 rào cản lớn.

    f. Giao hàng tận nhà
    Giao hàng tận nhà với hơn 95% giao dịch là rủi ro rất lớn cho anh em giao hàng với lượng tiền mặt họ giữ trong người. Tỷ lệ giao hàng thành công thấp vì khách hàng có thể đặt hàng rất nhiều nhưng họ không nhận món hàng đó. Và đây cũng là một trong những khó khăn rất lớn của giao hàng chặng cuối

    Tất cả những vấn đề trên làm cho chi phí logistics của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác trong khu vực

    4. Xu hướng và cơ hội
    Sẽ có những đổi mới và sáng tạo. Hiện nay, chúng ta cũng đã thấy những tín hiệu chuyển biến tốt trong E-Logistics. Thay vì chỉ dùng xe máy thì chúng ta đã có những công ty sử dụng xe điện 2 bánh. Chúng ta cũng đã có những hệ thống như là những hệ thống tại các cửa hàng tiện lợi, khách hàng có thể đến và lấy hàng. Trong tương lại, chúng ta có quyền mơ ước, một ngày nào đó, có thể dùng những phương tiện giao hàng như máy bay không người lái như Mỹ và Singapore họ đã làm. Áp dụng công nghệ, Data Technology nhiều hơn để giúp tăng trải nghiệm khách hàng và cải thiện hiệu quả Logistics cho Việt Nam, đặc biệt là cho thương mại điện tử.

    Chúng ta đang đối diện với nhiều thách thức. Jack Ma từng nói “Nơi đâu có nhiều thách thức, nơi đâu có nhiều than phiền thì nơi đó sẽ có nhiều cơ hội.” Trong thời đại Data Technology, bùng nổ Internet, bùng nổ điện thoại thông minh đó chính là những cơ hội lớn cho E-Logistics tại việt Nam.