E-Logistics: Công nghệ cao hơn, thân thiện hơn!



  • Những bước tiến về mặt công nghệ dường như đã thúc đẩy ICT trở thành yếu tố chủ yếu trong công tác quản trị logistics và SCM. Tài xế được mong đợi phải sở hữu chíp vi tính để thực hiện theo dõi và truy xuất 24/7; nhân viên cần dùng máy đọc mã để tránh sai sót trong quá trình giao nhận hàng; các đối tác trong chuỗi cung ứng cần tương tác với nhau đồng thời cùng lúc (Real time) và luôn trong trạng thái cảnh giác, vì cần phải có phản hồi nhanh (Quick Response) cho hướng xuôi dòng (downstream) và cả ngược dòng upstream) trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia PR/ Marketing lại đặt ra câu hỏi: “Vậy còn high touch?”

    Đó là vấn đề chúng ta thường gặp phải. Để trả lời cho câu hỏi đó, một dịch vụ mới dành cho các nhà cung cấp, các LSP và người tiêu dùng đang được chúng tôi phát triển. “E-Passport” là một dịch vụ giám sát và điều khiển các chuyến vận chuyển thực phẩm trong chuỗi cung ứng (trong nước và quốc tế).

    Các nhân viên công nghệ thông tin có thể nghĩ đến blockchain, SaaS, PaaS và IaaS, thế nhưng người nông dân không nói tiếng Anh, cũng như chưa hề thử hoặc tỏ ra thích thú với các hệ thống quản lý như HACCP, GlobalGap hay ISO22000. Đó là lý do vì sao cần có giao diện cho người dùng bằng hình ảnh (GUI) dễ sử dụng cho người nông dân và các nhà phát triển phần cứng nên phát triển các thiết bị hoạt động nhanh gọn và có độ bền cao.

    E-Passport sẽ mang đến lợi ích cho những ai? Hãy nghĩ đến các công ty giao nhận và kho vận cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là họ đã vận chuyển thực phẩm có chất lượng cao trực tiếp từ người nông dân.

    Trong chuyến công tác gần đây ở Hà Lan, một doanh nghiệp nhập khẩu đã cho chúng tôi xem một lô hàng xoài cát Hòa Lộc vừa được nhập kho sau 48 tiếng sau khi hái xuống từ trên cây ở Thái Lan. Doanh nghiệp đó đã trả 260.000 VNĐ/kg CNF (Cost and Freight), trái cây tươi vận chuyển bằng đường hàng không.

    Đối với những loại thực phẩm khác, vận chuyển bằng đường hàng hải trong các container lạnh có thể trở thành dịch vụ phát triển hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty giao nhận – những công ty thường được trang bị tốt hơn các công ty vận tải thông thường.

    Công nghệ cao, các chuỗi ICT hiện đại, dù có high touch hay không, đã đến rất gần với người nông dân. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ cần PaaS mà còn cần những sân chơi thực tế, nơi các chuyên gia, sinh viên và nhân viên từ các LSP có thể gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và dự đoán về tương lai của Logistics và SCM. Nguồn quỹ hỗ trợ nông dân lấy từ ngân sách quốc gia, dùng để tăng chất lượng thực phẩm, nhờ đó xuất khẩu nhiều hơn sau thu hoạch, nên được dùng để tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cải thiện như làm thêm nhiều đường cao tốc hơn, đào sâu thêm kênh rạch và sông suối thôi thì chưa đủ. Cần có cả cơ sở hạ tầng ICT hiệu quả, cho phép kiểm tra thực phẩm trước khi nhập hàng, và trong khi hàng đang được vận chuyển đến người tiêu thụ.

    DR. BART VAN AHEE - Cố vấn và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin từ Hà Lan



  • Thị trường logistics Việt Nam tuy có quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20% – 25%/năm). Trong thời gian gần đây, thị trường này được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo và phát triển nhanh hơn nữa do sự phát triển của bán lẻ điện tử tại Việt Nam và các xu hướng logistics thương mại điện tử (E-Logistics) trên thế giới.

    Theo đánh giá của công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, thị trường thương mại điện tử (TMĐT – E-Logistics) của Việt Nam năm 2016 trị giá lên tới 4 tỷ USD (tương đương gần 100.000 tỷ đồng). Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam dự báo, trong 5 năm tới, quy mô thị trường này tại Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD. Hiện nước ta là nước đứng thứ 4 về tốc độ phát triển TMĐT tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Đặc thù của kênh TMĐT là khả năng bán hàng bao phủ rộng khắp từ đô thị tới các khu vực nông thôn và miền núi nơi có kết nối mạng internet. Tần suất giao hàng nhỏ lẻ lớn và độ phủ của dịch vụ rộng khắp các tỉnh thành là đặc điểm quan trọng của logistics phục vụ cho kênh TMĐT. E-Logistics Cũng chính vì vậy khi thị trường TMĐT phát triển thì hệ thống logistics TMĐT cũng biến đổi theo. Dưới đây là một số xu hướng mà ngành logistics Việt Nam cần nắm bắt và thích nghi. E-Logistics

    E-Logistics

    Xu hướng biến đổi của E logistics trên thị trường thế giới

    Thứ nhất, là sự kết thúc của phương thức vận chuyển các lô hàng nguyên container (FCL) và mở ra thời đại vận chuyển theo đơn hàng lẻ (LCL). Lý do là TMĐT bùng nổ, TMĐT làm hạn chế vốn lưu động, thu hẹp lượng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, dẫn đến kích thước lô hàng càng nhỏ và việc đặt hàng diễn ra thường xuyên hơn. Người nhận hàng luôn ý thức về tài sản và lượng tồn kho của họ; lượng tài sản này phải thật tinh gọn và đạt mức thấp nhất có thể. Mặt khác, nhiều nhà bán lẻ nhỏ cũng không đủ khả năng mua được hàng hóa với khối lượng lớn từ các nền kinh tế phát triển. Nhu cầu này đã khiến các chủ hàng sử dụng các đơn đặt hàng với số lượng nhỏ và vận chuyển đến vị trí địa lý đa dạng. E-Logistics Xu hướng này có ý nghĩa to lớn đối với 3PL và các nhà giao nhận, đòi hỏi họ phải xây dựng mạng lưới gom hàng tối ưu, giảm lượng hàng tồn, chi phí tồn kho, quan tâm đến giải pháp gom hàng và cross-docking, nâng cao lợi thế cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao hàng chặng cuối (last-mile delivery). E-Logistics

    Thứ hai, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng và logistics do TMĐT phát triển đã thúc đẩy các công ty thương mại chuyển sang hoạt động đa kênh (omni-channel) để có thể hiện diện mọi nơi mọi lúc trên các thiết bị mà người tiêu dùng đang sử dụng. Ranh giới giữa thương mại truyền thống (TMTT) và TMĐT mờ dần. Khi kinh doanh đa kênh trở thành một phương thức thương mại mới thì việc giao hàng trong ngày trở thành tiêu chí về chất lượng dịch vụ của các công ty bán lẻ, bất kể đó là công ty TMĐT hay công ty TMTT. Điều này thúc đẩy sự thích nghi của các hệ thống logistics. Thương hiệu TMĐT Amazon đã tái cấu trúc hệ thống logistics từ những tổng kho thành những trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment centers) và trung tâm phân phối (distribution centre). Target đang nỗ lực xóa dần ranh giới giữa các cửa hàng bách hóa truyền thống và hệ thống phân phối TMĐT. Nhà bán lẻ khổng lồ này đang khẩn trương tái cấu trúc những cửa hàng theo hướng gọn nhẹ hơn, và có thể thực hiện nhiều chức năng của một trung tâm phân phối. Họ đang mở rộng những giải pháp để bổ sung thêm nhiều tùy chọn về mua hàng cho khách hàng như giao hàng đến tận nhà cho khách đặt hàng qua mạng tại các cửa hàng bán lẻ.

    Sự phát triển của logistics dưới tác động của TMĐT ở Việt Nam

    Thứ nhất, có sự thay đổi rất lớn về tỷ lệ người mua hàng trực tuyến và cách thức mua hàng. Theo khảo sát thường niên của Q&Me tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số người mua hàng trực tuyến tăng từ 40% năm 2016 lên 52% trong năm 2017. Kênh mua hàng trực tuyến qua mạng xã hội cũng tăng, 62% khách hàng cho rằng mua hàng qua mạng xã hội “thú vị hơn” mua hàng qua các trang web bán hàng trực tuyến thông thường, 66% người mua hàng online đã mua hàng qua facebook, tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với 47% trong năm 2016. Điều này đặt ra yêu cầu mở rộng các kênh logistics TMĐT theo hướng chuyên nghiệp hóa để đáp ứng các dịch vụ cho bán lẻ điện tử. Các loại hình công ty giao hàng nhỏ hẹp quy mô hạn chế với cách thức cũ sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp với quy mô tăng trưởng liên tục như hiện nay.

    Thứ hai, xu hướng bán hàng đa kênh cũng đã xuất hiện khá rõ nét tại Việt Nam. Theo nhận định của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, phương thức bán lẻ đơn kênh sẽ giảm dần và bị thay thế bởi phương thức đa kênh. Ranh giới giữa các hoạt động mua sắm “thực” và “ảo” đang dần mờ nhạt, ngày càng nhiều khách hàng tìm kiếm trực tuyến sau đó mua sắm thực tế cũng như tìm kiếm thực tế sau đó mua sắm trực tuyến. Do đó, các DN bán lẻ và DN TMĐT cần tái cấu trúc hệ thống logistics của mình, để đáp ứng các yêu cầu trải nghiệm của khách hàng đa kênh. Mặt khác đặc điểm của các hệ thống đa kênh là ít khi nhà bán lẻ tự đầu tư trung tâm phân phối, họ ủy thác cho các công ty phân phối chuyên nghiệp và nhờ thế làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này cho thấy, ngành dịch vụ logistics phải phát triển theo hướng phục vụ các loại hình bán lẻ đa kênh chứ không thuần túy cho một loại hình thương mại nhất định.

    Những thay đổi trong TMĐT trên thế giới và trong nước sẽ thúc đẩy ngành logistics theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Thích nghi, thay đổi để phát triển vươn lên hay chấp nhận để bị cạnh tranh và thôn tính sẽ phụ thuộc vào nhận thức tình thế và con đường mà các doanh nghiệp lựa chọn.

    Thứ ba, mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng hiện nay, tỷ lệ giao hàng COD vẫn chiếm tới 88% với tỷ lệ đổi trả hàng ở các website bán hàng B2C là từ 10% -15%. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, vận hành, giảm lợi nhuận của DN. Bên cạnh đó giá sản phẩm vẫn là một yếu tố quan trọng trong thu hút khách hàng mua hàng điện tử tại Việt Nam. Theo khảo sát của Q&Me, có tới 51% người mua trực tuyến chọn mua sản phẩm vì “giá thành tốt”. Điều này đòi hỏi phải nâng cao tính hiệu quả của các dịch vụ logistics TMĐT nhằm hỗ trợ cho phương thức giao hàng COD. E-Logistics Đặc biệt quan tâm đến cải tiến hoạt động giao hàng để giảm thiểu chi phí hệ thống logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Có thể thấy, các nhu cầu của DN có kinh doanh TMĐT ngày càng phức tạp. Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng touchpoint trong bán hàng đa kênh cho thấy, chỉ có các 3PL và các nhà thầu dịch vụ đóng gói chuyên nghiệp mới có đủ năng lực trở thành các nhà cung cấp logistics chặng cuối. Cho thấy các DN 3PL Việt Nam phải nhanh chóng cải tổ và thích nghi với những yêu cầu này.

    Thứ tư, mức độ cạnh tranh và tham dự của các loại hình DN vào thị trường TMĐT ngày càng sâu và phức tạp. Trong thị trường bán lẻ điện tử, không chỉ có các shop bán hàng nhỏ lẻ tìm cơ hội thâm nhập thị trường qua các kênh TMĐT đặc biệt là mạng xã hội, mà nhiều loại hình DN khác cũng tìm mọi cách để tận dụng phương thức kinh doanh hữu hiệu này. Các hãng bán lẻ truyền thống như Thế giới di động, FPT, Nguyễn Kim, Lotte, Big C, Saigon Co.op… đang tăng tốc trong mảng bán lẻ online. Nở rộ các thương vụ đầu tư giữa các thương hiệu TMĐT như Alibaba mua Lazada, VNG đầu tư cho Tiki, Central Group với Zalora và Nguyễn Kim. Xuất hiện sự dịch chuyển nhanh chóng các chuỗi bán lẻ truyền thống lớn sang môi trường trực tuyến qua các liên kết của Vingroup với Adayroi, Thegioididong với Vuivui.com, Lotte với Lotte.vn, Aeon với Aeonshop.com… E-Logistics Khi mức độ cạnh tranh tăng lên, để có được lợi thế và giải quyết những yêu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp, các DN kinh doanh TMĐT phải liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ logistics để cải thiện hệ thống chuyển phát, kho bãi, thanh toán… đặc biệt là khâu giao hàng. Nhu cầu hình thành các DN logistics chuyên cung cấp các giải pháp giao hàng hiệu quả ngày càng bức thiết.

    Trong thực tế, E-Logistics Deliv là dạng DN như vậy và công ty này đã đáp ứng rất tốt các yêu cầu giao hàng điện tử trong bối cảnh hiện nay. Đây là một công ty mới ra đời 5 năm nhưng đã cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày cho hơn 4.000 DN tại 1.400 thành phố ở 33 quốc gia. Deliv có năng lực giao hàng trong ngày ngang với chất lượng dịch vụ Amazon Prime. Sự chuyên nghiệp của các công ty phân phối như Deliv sẽ cho phép các công ty bán lẻ và TMĐT quy mô nhỏ cũng có thể tham gia để cạnh tranh với các tập đoàn thương mại lớn như Amazon hay Alibaba. E-Logistics

    Tại Việt Nam, các xu hướng trên đây đã thúc đẩy sự chuyển biến ngành logistics rõ nét. E-Logistics Năm 2017, DHL eCommerce đã chính thức ra mắt dịch vụ phân phối nội địa. Dịch vụ của DHL eCommerce giao hàng trên khắp Việt Nam. Công ty có kho bãi đặt tại hai thành phố lớn nhất là Hà Nội, TP.HCM và nhiều trung tâm phân phối trên cả nước. Tại các thành phố lớn hàng sẽ giao trong 1-2 ngày, tại các tỉnh khác giao từ 3-7 ngày. DHL eCommerce cũng cung cấp dịch vụ nhận thu tiền khi giao hàng cho khách. DHL eCommerce đang nghiên cứu để cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Ngoài ra, nhiều công ty nhận giao hàng tại TP.HCM và Hà Nội đã cung cấp dịch vụ trong ngày, hệ thống bán lẻ lớn như Thế giới di động do có cửa hàng khắp cả nước nên cam kết giao hàng trong 30 phút (tại nơi có cửa hàng của họ). E-Logistics

    Có thể thấy, những thay đổi trong TMĐT trên thế giới và trong nước sẽ thúc đẩy ngành logistics theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Điều này cũng gây áp lực lớn tới chiến lược kinh doanh của các các DN logistics. Đặc biệt là các công ty giao nhận trong nước. Thích nghi, thay đổi để phát triển vươn lên hay chấp nhận để bị cạnh tranh và thôn tính sẽ phụ thuộc vào nhận thức tình thế và con đường mà các DN lựa chọn. E-Logistics

    Nguồn: www.vlr.vn


Hãy đăng nhập để trả lời