So sánh giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng



  • Giống nhau

    Là L/C không huỷ ngang
    Được dùng trong mua bán qua trung gian, diễn ra giữa ba bên
    Bên XK - Trung gian - Bên NK
    L/C chuyển nhượng:

    Số tiền (thường ít hơn)
    Thới hạn hiệu lực (ngắn hơn)
    Thời gian xuất trính sớm hơn

    L/C giáp lưng:
    Kim Ngạch L/C đối nhỏ hơn L/C gốc(chênh lệch giành cho trung gian trả phí mở L/C đối và hưởng hoa hồng)
    Thời hạn hiệu lực L/C đối ngắn hơn
    Thời gian xuất trình chứng tứ sớm hơn

    Khác nhau:
    L/C chuyển nhượng:

    Cho phép chuyển nhượng từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác( theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất)
    Thực chất có một thư tín dụng
    Phí chuyển nhượng do người hưởng thụ đầu tiên chịu (trung gian)
    số lần chuyển nhượng 1 lần nhưng được tái chuyển nhượng(cho người hưởng đầu)
    Những phần L/C chuyển nhượng cho nhiều người không vượt quá tổng số tiền L/C; có thể chuyển riêng rẽ nếu trong L/C không ngăn cấm giao hàng riêng rẽ và thanh toán từng phấn
    Ngày giao hàng có thể sớm hơn
    Ngân hàng CN chỉ có nghĩa vụ chuyển nhượng, ko có nghĩa vụ thanh toán
    Không nhất thiết phải có Ngân hàng thông báo
    L/C giáp lưng:

    Là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng điều kiện với L/C gốc
    Có hai thư tín dụng
    Phí mở L/C giáp lưng (L/C đối) do người hưởng thụ đầu tiên chịu
    Có một L/C giáp lưng
    Ngày giao hàng trùng nhau
    Phức tạp phải thay đổi chứng từ và phải phối hợp thời gian sao cho ăn khớp với thời gian giao hàng
    Ngân hàng mở L/C đối có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu, sau khi ngân hàng người nhập khẩu thanh toán.
    Có thể trừ trực tiếp tiền phí mở L/C với người trung gian từ khoản chênh lệch giữa hai L/C
    Nhất thiết phải có ngân hàng thông báo để xác minh tính chân thực của L/C
    Trung gian muốn dấu mối làm ăn


Hãy đăng nhập để trả lời