Tối ưu hoá vận tải: cần một cách tiếp cận đúng (kinh nghiệm tốt nhất từ hiệp hội ECR)



  • xin giới thiệu đến các bạn ý tưởng làm thế nào để tối ưu hóa vận tải trong hoạt động phân phối của ngành hàng FMCG được đề cập trong bản báo cáo TỐI ƯU HÓA VẬN TẢI (The TRANSPORT OPTIMISATION report). Báo cáo nằm trong khuôn khổ dự án European Transport Optimisation của tổ chức ECR Europe (Efficient Consumer Response). Mục đích của dự án là thông qua việc thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà vận tải nhằm đề xuất và phát triển những phương án điển hình cùng với quy trình hướng dẫn thực hiện chúng để tối ưu hóa hoạt động vận tải – một vấn đề đang nổi lên trong hoạt động phân phối của ngành hàng tiêu dùng nhanh, và đồng thời phải giảm tác động của vận hành logistics lên môi trường.

    Tuy bài báo cáo được thực hiện với số liệu và bối cảnh ở thị trường châu Âu nhưng TỐI ƯU HÓA VẬN TẢI là một vấn đề toàn cầu của hoạt động phân phối trong ngành logistics. Vì vậy Smartlog hy vọng bài viết có thể đem lại một số ý tưởng bổ ích cho các bạn trong việc tối ưu hóa vận tải của doanh nghiệp mình.

    Vấn đề chung mà chuỗi cung ứng ngành FMCG đang gặp phải trong phân phối

    Việc xu hướng trong hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng trong ngành FMCG đã khiến các doanh nghiệp có các phản ứng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phản ứng này có thể tạo nên sự kém hiệu quả chính trong chuỗi cung ứng và tận dụng tối đa nguồn lực vận tải. Chính những yếu tố sau đây gây trở ngại cho việc tối ưu hóa vận tải.

    Thiếu thống nhất về đặc điểm kỹ thuật của phương tiện vận tải (vehicle specifications)
    Thiếu thống nhất về tiêu chí thiết kế cho đơn vị xếp dỡ (unit load) và tiêu chuẩn nhận diện (identification standards)
    Tận dụng kém công suất tối đa của tải trọng xe (gross weight carrying capacity)
    Thiếu hệ thống tin nhắn điện tử phổ biến của dữ liệu hoạt động vận tải (electronic messaging of operational transport data)
    Thiếu cơ sỡ dữ liệu trung tâm của ngành về những đặc thù của hoạt động logistics (central industry data bases)
    Ít có sự đồng bộ, hài hòa trong các quy trình hành chính
    Nhu cầu trang bị nhiều loại thiết bị bốc hàng (load type) phục vụ những đặc tính của sản phẩm ngày càng tăng
    Đội ngũ Transport Optimisation Team đã tính toán rằng hiện tại đến 50% công suất vận chuyển của xe trong ngành rau củ quả ở châu Âu và đến 35% toàn ngành vận tải nói chung chưa được sử dụng đúng mức.

    Lợi ích có được nhờ áp dụng tối ưu nguồn lực vận tải

    Theo tính toán của Transport Optimisation Team, nếu áp dụng một các toàn diện quy trình hướng dẫn trong bài báo cáo này (là guidelines mà Smartlog sẽ giới thiệu sau đây), nền kinh tế châu Âu có thể hoặc giảm được 30% lượng phương tiện vận tải phải vận hành hoặc tăng đến 30% trong hoạt động kinh doanh cước (freight) mà không cần tăng lượng hàng hóa vận chuyển lên. Có rất nhiều chủ thể được lợi từ hoạt động này.

    Đối với chủ hàng (shipper): tối ưu hóa vận tải giúp đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cải thiện chi phí logistics và tạo điều kiện phát triển chuỗi cung ứng trong tương lai
    Đối với người chuyên chở (carrier – transporter): sử dụng tốt hơn nguồn lực (vehicle capacity) giúp tăng năng lực cạnh tranh
    Người nhận hàng (receiver): nhận thấy sản phẩm có giá thấp hơn và có thể phát triển chuỗi cung ứng đầu vào (inbound supply chain) đạt hiệu năng hơn
    Người tiêu dùng (consumer): nhiều lựa chọn tốt hơn với nhiều sản phẩm hơn, hàng hóa tươi hơn được bán với giá thấp hơn
    Cộng đồng nói chung: khối lượng/kilomet được vận chuyển ít hơn, ít lượng khí thải hơn, ít tiếng ồn và ít ùn tắc hơn
    Quy tắc hướng dẫn (guidelines)

    Các tác giả bài báo cáo đưa ra các quy tắc hướng dẫn áp dụng để tối ưu hóa vận tải. Báo cáo nêu lên khá chi tiết công thức, phương pháp tính các chỉ số như vehicle fill, productive time, KPI, phân tích Key Constraint và đưa ra kiến nghị trong khuôn khổ thị trường châu Âu. Tuy nhiên trong phạm vi của bài viết này, Smartlog chỉ xin lược trích ý tưởng của các tác giả khi đưa ra hệ thống cho quy tắc hướng dẫn này cùng với một vài ví dụ minh họa. Các quy tắc hướng dẫn và ví dụ thực tiễn mô tả trong báo cáo nhìn chung có thể được áp dụng cho các luồng vận chuyển trong chuỗi cung ứng hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, vì mỗi tình huống của mỗi doanh nghiệp đều thay đổi, chi tiết của những biện pháp đưa ra và những tiêu chuẩn hỗ trợ cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp.

    Những quy tắc hướng dẫn đó được mô tả trong hình dưới đây.

    Trong đó

    Biện pháp (Techniques) để tối ưu hóa vận tải được chia thành 2 loại: vật chất (physical) – liên quan đến mặt vật chất của hoạt động tối ưu hóa phương tiện như kỹ thuật chất hàng (truck fill) và thiết kế phương tiện (vehicle design); và tổ chức và cơ sở thông tin (organisation and information based) – liên quan đến mặt quy trình như thiết kế mạng lưới, phân chuyến và điều phối
    Trở ngại (Constraints) khiến cho việc tiến hành hoạt động vận tải hoặc sử dụng cơ sở hạ tầng bị hạn chế (chủ yếu là do các quy định pháp lý) như quy định về kích cỡ và tải trọng tối đa của xe, thời gian làm việc, thời gian đi vào thành phố, vâng vâng. Khó khăn có thể phát sinh thêm khi cơ sở vật chất hiện tại đã có nhưng lại không tương thích với nhu cầu sử dụng hoặc tập quán kinh doanh hiện tại lại không dùng đến.
    Đánh đổi giữa 3 lĩnh vực chính cần được cải thiện (Key Improvement Areas) đã được các tác giả đưa ra: cải thiện chỉ số chất hàng dựa trên tính toán tối ưu giữa khối lượng và số khối (Vehicle fill); giảm lượng xe trống quay đầu (Empty running); và tăng thời gian hoạt động có năng suất lên (Productive time) so với tổng lượng thời gian đang có. Mỗi cải thiện có thể bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều Trở ngại và được hỗ trợ bởi một hay nhiều Biện phá. Không có một Cải thiện nào được tối ưu mà không ảnh hưởng đến ít nhất một Cải thiện còn lại.
    Mỗi nhân tố Cải thiện đóng góp không chỉ vào lợi ích của nền kinh tế thông qua tăng hiệu suất của hoạt động tối ưu hóa vận tải mà còn vào lợi ích xã hội cho cộng đồng nói chung nhờ vào việc giảm Tác động đến môi trường (Environmental Impact) của hoạt động vận tải
    Đo lường tổng thể mức độ thành công (Overall measurement of success): mục tiêu tổng thể của Tối ưu hóa vận tải là đạt được sự cân bằng hợp lý nhất giữa DỊCH VỤ, CHI PHÍ và tác động ít nhất đến MÔI TRƯỜNG. Mức độ thành công có thể được đo lường thông qua:

    Phần trăm tổng chi phí của hệ thống trong tổng doanh số

    Chỉ số mức dịch vụ (Service Level Index): thể hiện thông qua giao hàng đúng giờ, đầy đủ và không có sai sót

    Tác động lên môi trường (Environmental Impact): thể hiện thông qua lượng khí thải/km, chỉ số ùn tắt (congestion index)

    Ví dụ minh họa về Productive Time

    Bằng cách sử dụng 2 đầu kéo “drop-trailers” cho mỗi xe (tractor), một công ty FMCG Hà Lan đã tạo nên 1 vùng đệm trung gian (buffer zone) ở mỗi 6 nhà máy và ở trung tâm phân phối quốc gia (NDC) của họ, kết quả là năng suất hoạt động của xe đã được năng lên
    Trước Sau
    Giờ làm việc/ngày
    Giờ bốc/dỡ hàng/ngày

    Giờ hoạt động có năng suất (productive time)/ngày

    % Giờ hoạt động có năng suất/giờ làm việc

    12
    6

    6

    50

    13
    4.5

    8.5

    65.4

    Chỉ số cải thiện Giờ hoạt động hiệu quả 100 141.7
    Thêm vào đó, công ty cũng đạt được những kết quả sau:

    – Tăng hiệu quả hoạt động của NDC

    Số giờ lao động nâng hạ (lift truck) giảm khoảng 15%

    Khu vực cần thiết cho giải phóng hàng (dispatch area) giảm khoảng 50%

    – Tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy

    Số giờ lao động nâng hạ (lift truck) giảm khoảng 7%

    Nhu cầu cho khu vực lưu trữ tạm thời (interim storage) giảm khoảng 25%

    Ví dụ minh họa giải quyết Constraint những quy định về vận tải trong nội thành

    Ý tưởng City Logistics của một công ty Đức – đơn vị xếp dỡ chuẩn cho logistics đô thị
    Một công ty logistics của Đức đã có một áp dụng thực tế vào việc phục vụ hiệu quả hoạt động logistics trong trung tâm thành phố. Họ sử dụng một container nhỏ gọn, kích cỡ 2.5m x 2.5m x 2m, có thể chứa 4 pallets (tiêu chuẩn châu Âu) hoặc 250 bưu kiện (parcel) để tối ưu hóa phương tiện vận tải. Container này vừa khít với một loại xe tải được thiết kế dành riêng cho vận tải trong thành phố. Ở ngoài phạm vi trung tâm thành phố, những chiếc xe 40 tấn được sử dụng để chuyển những “container” này đến consolidation center, trước khi chúng được chuyển (cross-docked) sang những phương tiện vận tải nhỏ hơn bằng xe nâng. Mỗi chiếc xe 40 tấn có thể chở được khoảng 6 – 8 container này và nhà sản xuất cũng có thể tự load container vào xe ở DC của họ để giảm double handling. Mô hình dưới đây mô tả tổng quát toàn bộ quy trình.

    Lợi ích họ đạt được là dịch vụ khách hàng tốt hơn nói chung và cụ thể là

    – Tối ưu hóa xử lý, vận hành

    – Giảm hơn 20% việc sử dụng phương tiện vận tải nặng

    – Giảm hơn 20% phương tiện vận tải giao hàng trong thành phố

    – Tăng hiệu quả giao hàng lên 3.5 giờ/ngày

    Nhóm tác giả của báo cáo Transport Optimisation cho rằng những Quy tắc hướng dẫn họ đưa ra ở trên nếu được áp dụng toàn diện, sẽ có thể giải quyết được vấn đề Tối ưu hóa vận tải mà các doanh nghiệp châu Âu đang đối mặt. Hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho ngành FMCG nói riêng mà cuối cùng là cho toàn bộ xã hội nói chung: ít ô nhiễm hơn, ít ùn tắc hơn và sản phẩm đến tay người tiêu dùng kịp thời hơn.
    http://vlhl.vn/


Hãy đăng nhập để trả lời