KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG



  • Với xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, quản trị chuỗi cung ứng đang là nhu cầu hết sức bức thiết đối với các doanh nghiệp. Vậy…

    Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

    Khái niệm chuỗi cung ứng là định nghĩa đầu tiên chúng ta cần biết khi muốn hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng trên thế giới và tại Việt Nam. Vậy, chuỗi cung ứng là gì?

    Chuỗi cung ứng (Supply Chain hay thường nhầm lẫn là Logistics) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
    Vai trò của chuỗi cung ứng

    “Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.

    Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?

    Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?

    Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.

    Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng

    Sự khác biệt của logistic và supply chain được mô tả dưới bảng như sau:

    Tiêu chí Logistics
    Supply Chain (Chuỗi cung ứng)
    Mục tiêu Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ.
    Giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác và phối hợp với các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
    Công việc Vận tải, kho bãi, dự báo, giao nhận, dịch vụ…
    Gồm tất cả hoạt động của logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng
    Phạm vi hoạt động Trong lòng doanh nghiệp

    Cả trong và ngoài
    Tầm ảnh hưởng Ngắn, trung hạn

    Dài hạn

    Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng

    Quản trị tốt chuỗi cung ứng làm giảm chi phí hàng hóa rõ rệt hơn, cùng với việc giảm chi phí là lợi nhuận sẽ tăng lên, từ khoảng 4-6% so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tất nhiên, điều đó mang lại lợi nhuận, tiền và cả uy tín của bạn trên thương trường.

    Các tập đoàn lớn như Coca-Cola, Samsung đều thấy được tầm quan trọng và yêu cầu rất khắt khe trong việc quản lý chuỗi cung ứng của mình.
    Các vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng

    Việc cạnh tranh lẫn nhau không chỉ xảy ra giữa các nước mà còn diễn ra hàng ngày giữa các công ty, giữa người và người với nhau.
    Hơn 90% CEO hiện nay đếu đặt vấn đề quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu. Giá vốn hàng bán bạn chi ra là bao nhiêu? Giá bán của hàng hóa ra thị trường là bao nhiêu? Chênh lệch bao nhiêu % so với đối thủ? Chất lượng cạnh tranh của hàng hóa ở mức nào?
    Các vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng là:
    Chi phí cho chuỗi cung ứng.
    Lượng hàng tồn kho.
    Chiến lược hoạt động.
    Mạng lưới nhà phân phối.
    Độ chính xác.
    Lợi nhuận sau thuế.
    Mức độ cải thiện của chuỗi.
    Giải pháp trong quản trị chuỗi cung ứng
    Hợp tác và gắn kết chặt chẽ mạng lưới quan hệ giữa các nhà cung cấp với nhau.
    Quản lý thông tin, chất lượng sản phẩm và tài chính chặt chẽ nhất để tránh những thất thoát có thể xảy ra.
    Duy trì hoạt động và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể cho toàn chuỗi.
    Dự báo nhu cầu tốt (Demand Forcasting). Biết được số lượng hàng hóa và thời gian khách hàng có thể chờ.
    Cân bằng giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được. Con số lý tưởng nhất sẽ nằm giữa mức khách hàng chấp nhận được và công ty có mức lời nhất định.
    Đầu tư cho nghiên cứu thị trường và nỗ lực phát triển mình hơn nữa.
    Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng

    Tuy còn non trẻ, nhưng hiện nay quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ.
    Lĩnh vực này thực sự là một cơ hội cho các bạn tìm kiếm cơ hội để trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, nhà hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu…cho đến nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.