Thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay 2021



  • Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy tính của con người ngày càng gia tăng. Chính vì điều này không ít doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu trực tiếp mặt hàng này để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Vậy thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay thế nào? Bài viết dưới đây https://ddvt.vn/category/9/luật-hải-quan sẽ giải đáp cho các bạn.

    1. Về chính sách mặt hàng
      Căn cứ nội dung Nghị định số 69/2018/NĐ-CP . Theo đó, nội dung ghi rõ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý có hoạt động mua bán với nước ngoài. Máy tính laptop mới 100% không thuộc diện hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu.
      Căn cứ Phụ lục II của Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT . Nội dung ghi rõ các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay bắt buộc phải làm công bố hợp quy sản phẩm, đồng thời làm đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng.
      Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, máy tính xách tay nhập khẩu là mặt hàng phải được dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
      nhap-khau-may-tinh.jpg
    2. Mã Hs Code máy tính xách tay
      Để xác định mã Hs Code cần phải dựa vào tính chất cấu tạo, người ta sẽ phân các mặt hàng thành nhiều loại tương ứng với các mã Hs Code khác nhau.
      Mã Hs Code của máy tính xác tay các bạn có thể tham khảo
      – 8471: Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
      – 84713020: Mã HS code củ máy tính xách tay kể cả subnotebook và notebook.
    3. Thuế nhập khẩu máy tính xách tay
      Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
      Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
      Thuế VAT: 10%
    4. Thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay
      Mặt hàng máy tính xách tay phải làm kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy.
      4.1 Đăng ký kiểm tra chất lượng
      Bạn đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia
      Hồ sơ bao gồm:
      Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc
      Hợp đồng (sales contract)
      Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
      Quy cách đóng gói (packing list)
      Vận tải đơn (House bill)
      Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
      4.2 Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
      Theo Công văn số 1786/TCHQ-GSQL V/v dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu – Tổng Cục hải quan, hàng hóa trong quá trình nhập khẩu không phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng, cơ quan hải quan chỉ quản lý việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
      Như vậy để thực hiện thông quan thì phải thực hiện thủ nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiẻu
      Tiêu chuẩn Việt Nam khi thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng tổi thiểu
      – Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11847:2017 máy tính để bàn và máy tính xách tay – đo điện năng tiêu thụ
      – TCVN 9508:2012 Màn hình máy tính – Hiệu suất năng lượng
      4.3 Đăng ký hợp quy sản phẩm
      Thông tư 11/2020/BTTTT Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ thông tin và truyền thông
      Một số trường hợp không phải thực hiện công bố hợp quy sản phẩm máy tính
      – Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
      – Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
      – Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
      – Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại;
      – Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
      – Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
      – Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập – tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam;
      – Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
      – Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
      – Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
      – Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
      – Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
      – Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
      – Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.
      Quy trình đăng ký hợp quy
      Theo quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BTTTT
      Hồ sơ đăng ký hợp quy cho sản phẩm máy tính thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính để trước khi thông quan
      – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập
      – Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.
      – Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này: Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho nhà sản xuất kèm theo văn bản của nhà sản xuất/đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam gửi Cục Viễn thông về việc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy gồm các thông tin sau: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của các tổ chức nhập khẩu; ký hiệu sản phẩm, hàng hóa (văn bản này chỉ nộp một lần hoặc khi có sự thay đổi về nội dung văn bản).
      – Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:
      c.1. Báo cáo tự đánh giá do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện hoặc bản sao báo cáo tự đánh giá do nhà sản xuất thực hiện kèm theo văn bản của nhà sản xuất/đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam gửi Cục Viễn thông về việc sử dụng báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của các tổ chức nhập khẩu; ký hiệu sản phẩm, hàng hóa (văn bản này chỉ nộp một lần hoặc khi có sự thay đổi về nội dung văn bản). Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
    • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax.
    • Tên sản phẩm, hàng hóa.
    • Hãng sản xuất.
    • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.
    • Số, ngày cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. Kết quả đo kiểm này phải được cấp bởi đơn vị đo kiểm phục vụ hoạt động công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo tự đánh giá.
    • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
    • Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
    • Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy.
      c.2. Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.
      4.4 Thủ tục hải quan
      Bộ hồ sơ bao gồm:
      Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
      Giấy kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa đối với máy tính xách tay
      Kết quả thủ nghiệm hiệu suất năng lương
      Thông báo đăng ký hợp quy sản phẩm
      Tờ khai hải quan nhập khẩu
      Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
      Bill of Lading
      C/O nếu có
      Các chứng từ khác (nếu có)
      4.5 Đăng ký dãn nhãn năng lượng
      Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg thì mặt hàng màn hình máy tính phải được dán nhãn năng lượng: Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
      Bộ hồ sơ bao gồm:
      Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu
      Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
      Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
      Nhãn phụ của sản phẩm
      Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
      Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu máy tính xác tay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào các bạn hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0906966288 để Oz Việt Nam tư vấn chi tiết hơn cho các bạn.


  • Có thể bạn quan tâm về Thủ tục nhập khẩu đèn Led
    https://nguyendang.net.vn/vi/thu-tuc-nhap-khau-den-led/


Hãy đăng nhập để trả lời