Thủ tục xuất khẩu vải thiều 2021



  • vai-1.jpg
    Hiện nay, quả vải thiều Việt Nam đang có tiềm năng lớn về phát triển trồng trọt và xuất sang các thị trường quốc tế. Mặt khác, vải thiều nhận được sự ưa chuộng từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, … Vậy thủ tục xuất khẩu vải thiều thế nào? Bài viết dưới đây ddvt.vn sẽ giải đáp giúp các bạn.

    Mục lục

    1. Về chính sách mặt hàng
      Căn cứ vào Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT thì mặt hàng vải thiều thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, bạn phải làm kiểm dịch lô hàng khi làm thủ tục xuất khẩu.

    Lưu ý: Cần hỏi đối tác nhập khẩu xem có yêu cầu thêm gì về giấy tờ xuất khẩu không hay chất lượng sản phẩm không? Để tránh những rủi ro khi bị trả hàng quay về, hoặc không đủ điều kiện thông quan.

    1. Mã Hs Code của vải thiều
      Vải thiều có mã Hs Code thuộc Chương 20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây.

    Nhóm: 2008 – Quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

    20089910: – – – Quả vải,

    "Thủ
    3) Thuế Xuất khẩu
    Vải thiều có mã Hs Code: 20089910 khi xuất khẩu không phải chịu thuế

    Thuế xuất khẩu: 0%

    Thuế VAT: 0%

    1. Thủ tục xuất khẩu vải thiều
      Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì vải thiều xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, do vậy thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường.

    Nhưng phải làm kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

    4.1 Đăng ký kiểm dịch thực vật
    Hồ sơ bao gồm:

    Giấy đăng kí kiêm dịch thực vật (theo mẫu của chi cục kiểm dịch)
    Hợp đồng mua bán (bắt buộc)
    Vận đơn
    Invoice
    Packing list
    4.1 Thủ tục hải quan
    Hồ sơ khai báo bao gồm:

    Invoice
    Packing list
    Sales contract
    C/O
    Kết quả kiểm dịch
    Doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan hàng vải xuất khẩu đi nước ngoài theo các hồ sơ trên, tuy nhiên ngoài các chứng từ trên thì nhà nhập khẩu có thể yêu cầu thêm các chứng từ khác có thể có như: chứng nhận số lượng, chất lượng, … Vì vậy, để có được bộ hồ sơ chính xác nhất, doanh nghiệp nên kiểm tra với nhà nhập khẩu danh sách chứng từ cần chuẩn bị.

    Trên đây là bài viết về Thủ tục xuất khẩu vải thiều, mình hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hình dung ra được thủ tục xuất khẩu vải thiều. Nếu các bạn có thắc mắc hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0906966288 được tư vấn chi tiết hơn.



  • Có thể bạn quan tâm về Thủ tục nhập khẩu đèn Led
    https://nguyendang.net.vn/vi/thu-tuc-nhap-khau-den-led/


Hãy đăng nhập để trả lời