Hoàng Anh Gia Lai và chuỗi cung ứng trái cây



  • 20.000 ha trái cây

    Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2016 đã chuyển hướng sang mảng đầu tư trái cây với quy mô lớn với tổng diện tích trồng đến giữa tháng 5/2017 gần 18,689 ha trên kế hoạch là 20,000 - 25,000 ha bao gồm cả 2 công ty chưa hoàn tất thủ tục thành công ty con; tính riêng các công ty đã thành công ty con của HNG thì con số là hơn 14,000 ha, một diện tích khủng khiếp có thể đưa HNG trở thành công ty trồng hoa quả lớn hàng đầu thế giới.

    $ 17 loại trái cây đã, đang và sẽ tiếp tục trồng chi tiết như sau:

    Lớn 1 là Xoài với 3983 ha đã được trồng
    Thứ 2 là Thanh Long với 2988 ha đã được trồng
    Thứ 3 là Chuối Nam Mỹ với 2550 ha đã được trồng
    Thứ 4 là Bưởi da xanh với 1684 ha đã được trồng
    Thứ 5 là Chanh Dây với 1483 ha đã được trồng và thu hoạch
    Thứ 6 là Mít với 1448 ha đã được xuống giống
    Thứ 7 là Dừa Xiêm với 1198 ha đã được trồng
    Thứ 8 là Nhãn với 654 ha đã được trồng
    Thứ 9 là Cam với 510 ha đã được trồng
    Thứ 10 là Sầu Riêng với 495 ha đã được trồng
    Thứ 11 là Mãng Cầu với 495 ha
    Thứ 12 là Bơ với 460 ha đã được trồng
    Thứ 13 là Quýt với 213 ha
    Thứ 14 là Chôm Chôm với 183 ha
    Thứ 15 là Vú Sữa với 173 ha
    Thứ 16 là Ổi với 131 ha
    Cuối cùng là Măng Cụt 72.3 ha
    (Nguồn trích từ bài viết anh Đặng Trần Phục - Phụ trách mảng chiến lược và tư vấn đầu tư Khách hàng Tổ chức trong nước VNDIRECT) https://www.facebook.com/dangtran.phuc.5/posts/1886932891332395
    Trong suy nghĩ của giới đầu tư, Hoàng Anh Gia Lai là một công ty đầu tư vào nông nghiệp chạy theo phong trào và luôn đầu tư đúng đỉnh của ngành: đầu tư vào cao su, cao su giảm; đầu tư vào cọ dầu, cọ dầu giảm....

    Liệu đầu tư vào trái cây, giá trái cây cũng giảm?

    Nhiều nhà đầu tư biết rằng HAGL đang đầu tư vào chanh dây. Chanh dây đã thu hoạch từ cuối năm 2016 và là loại quả đầu tiên cho thu hoạch, 10 tháng qua giá khá ổn định trung bình gần 30k/kg, Mỗi ngày xuất từ 4-5 cont, doanh thu khoảng 2.5 tỷ/ngày sở dĩ giá bán tốt hơn nông dân khoảng 30% là do: Thứ nhất Chất lượng cao hơn đồng nhất theo tiêu chuẩn Global Gap, Thứ hai Số lượng đủ lớn và đảm bảo tính ổn định, Thứ ba việc vận chuyển bảo quản tốt hơn hẳn nông dân đảm bảo chất lượng tốt, hàng không bị hỏng. Chính vị vậy các đơn hàng lớn luôn ưu tiên HAG trước rồi mới tới các đơn vị khác.(Trích từ bài viết anh Đặng Trần Phúc)

    Điều lo ngại nhất của giới đầu tư về mảng chanh dây của HAGL là giá chanh dây của HAGL có ổn định chứ không trồi sụt thất thường như của nông dân khi mà thông tin về giá chanh dây rớt giá thê thảm được các phương tiện truyền thông công bố trong vài ngày gần đây. " Sau một thời gian tăng giá liên tục và đạt mức 35 - 40 ngàn đồng/kg, nhưng hơn nửa tháng trở lại đây giá chanh dây liên tục giảm mạnh chỉ còn lại mức 3 - 5 ngàn đồng/kg".

    Khi thông tin chanh dây của nông dân rớt giá mạnh, LinhBach đã tìm hiểu thông tin về giá chanh dây của HAGL xuất khẩu sang Trung Quốc thì được biết giá chanh dây xuất khẩu của HAGL hiện nay.

    Loại 1 35.000 đồng/kg
    Loại 2 29.000 đồng/kg
    Loại 3 22.000 đồng/kg
    Loại bi: 16.000 đồng/g
    Loại múc ruột: 11.000 đồng/kg

    Trung bình toàn bộ 26.000 đồng/kg cho sản lượng thu hoạch 50 tấn/ha, giá bán này là giao cho Công ty phân phối bán buôn lớn bên Bằng Tường, Trung Quốc (Bằng Tường là chợ hoa quả lớn nhất của Trung Quốc).

    Giá bán chanh dây tại siêu thị TQ: 60-70.000 đồng/kg

    Linh Bạch có khảo sát giá chanh dây tại hệ thống siêu thị tại Việt Nam là Aeon và Coop-mart... Việt Nam thì giá chanh dây quanh 35.000 đồng/kg. Giá chanh dây ở Việt Nam rẻ hơn so với Trung Quốc vì Việt Nam gần nguồn cung cấp chanh dây hơn Trung Quốc.

    Giá chanh dây bán ra không giảm nhiều so với biến động giá chanh dây của nông dân. Vì sao có hiện tượng này?

    Chuỗi logistic làm cho giá chanh dây của Hoàng Anh Gia Lai ổn định hơn so với nông dân

    Chanh dây là một sản phẩm nông sản giống như các loại nông sản khác được trồng bởi nông dân và sử dụng bởi người tiêu dùng. Để nông sản đến được với người tiêu dùng phải qua một hệ thống logistic từ nông dân => thương lái trong nước => thương lái nhỏ Trung Quốc => thương lái lớn Trung Quốc => chợ Vạn Tường....

    Trong chuỗi logistic này, càng đi sâu vào chuỗi, nghĩa là càng đến gần người tiêu dùng thì giá cả sẽ càng ít biến động, càng ở xa người tiêu dùng thì giá cả sẽ biến động mạnh. Đó là lý do vì sao giá nông sản ở các siêu thị ít biến động mạnh (chẳng hạn như giá thịt heo trong đợt khủng hoảng vừa qua biến động rất ít so với biến động của giá thịt heo của nông dân nhỏ lẻ). Trong chuỗi cung ứng, giá cả sẽ biến động ít nhất ở các siêu thị và biến động mạnh nhất ở các hộ nông dân nhỏ lẻ không được bao tiêu sản phẩm.

    Giá chanh dây của Hoàng Anh Gia Lai bán tại chợ đầu mối hoa quả Vạn Tường thời gian vừa qua Linh quan sát được có mức độ biến động thấp hơn so với nông dân nhỏ lẻ. Trong khi giá chanh dây của nông dân nhỏ lẻ có thời điểm lên tới 40.000 -50.000 đồng/kg rồi sau đó rớt xuống 10.000 - 20.000 đồng/kg thì giá chanh dây của Hoàng Anh Gia Lai lại ổn định, dao động với biên độ thấp hơn. Nguyên nhân chính đó là HAGL tiếp cận được gần hơn với người tiêu dùng trong chuỗi phân phối thực phẩm. Nếu nông dân phải bán qua hệ thống thương lái, thì Hoàng Anh Gia Lai lại thay thế hệ thống thương lái hiện có để bán trực tiếp lên chợ đầu mối trái cây Vạn Tường, chợ trái cây lớn nhất Trung Quốc). Việc rút ngắn chuỗi cung ứng khiến giá cả trở nên ổn định hơn so với nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân nhỏ lẻ không được bao tiêu sản phẩm. Chanh dây là loại trái có thời gian bảo quản ngắn, nếu không được thu mua, nông dân sẽ phải bán giá rất rẻ để thu hồi vốn.

    (Ông Phạm Ngọc Cơ – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cho biết vài tuần trước, giá chanh dây trên địa bàn khoảng 20.000 đồng/kg, một tuần trở lại đây, giá chanh dây liên tục tăng lên 40.000 đồng/kg rồi 50.000 đồng/kg và đỉnh điểm vào ngày 24-3, có giá 56.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến sáng 29-3, giá chanh bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 15.000 đồng/kg và đến đầu giờ chiều chỉ còn 10.000 đồng/kg).

    Giá nông sản biến động mạnh là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong chuỗi cung ứng (supply chain). Để giải quyết hiện tượng đó cần có các doanh nghiệp trồng nông sản với quy mô lớn như Hoàng Anh Gia Lai cung cấp cho thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn, ổn định, khi đó giá nông sản sẽ không còn biến động mạnh theo chu kỳ như khi hàng vạn hộ nông dân nhỏ lẻ thấy giá cao đổ xô đi trồng, đến khi giá thấp lại đổ xô nhau chặt bỏ.

    Với việc HAGL tham gia vào thị trường, giá chanh dây sẽ trở nên ổn định hơn khi nguồn cung không biến động quá thất thường. Lợi nhuận sẽ thuộc về doanh nghiệp nào tiếp cận gần hơn với thị trường tiêu thụ.
    Theo vfpress