5 CƠ HỘI CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG



  • Trong những năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các hiểm họa thiên tai, sự kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng và thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng.

    Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định những lỗ hổng trong bộ máy vận hành nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh và khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất 5 cơ hội cải tiến hàng đầu về chuỗi cung ứng:

    CHINH PHỤC SỰ PHỨC TẠP CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
    Nói đến sự phức tạp của bất kỳ hệ thống nào là nói đến số lượng, sự đa dạng và mối quan hệ giữa các thành tố bên trong nó. Các yếu tố của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm / dịch vụ, nhà cung cấp, khách hàng và mạng lưới các nút vận hành (như các điểm lưu kho trước khi vận chuyển hàng tới khách hàng) của công ty. Số lượng và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của cả chuỗi cung ứng. Khách hàng khó tính, thị trường cạnh tranh, chính sách và quy định của chính phủ là nhân tố tác động đến quyết định điều chỉnh số lượng sản phẩm và các kênh tiếp cận thị trường của mỗi công ty, từ đó tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của chuỗi cung ứng. Mức độ phức tạp tăng lên như một kết quả tất yếu, và điều đó khiến cho việc vận hành chuỗi cung ứng tốn kém hơn, mà thường thì các công ty cũng khó định lượng chính xác khi đưa ra những quyết định trên (điều chỉnh số lượng sản phẩm và lựa chọn kênh tiếp cận thị trường). Chúng ta có thể giảm thiểu sự phức tạp này bằng nhiều cách.

    Trong đó có một cách là thực hiện phân tích Long tail* cho các dòng sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định cụ thể các sản phẩm có khối lượng sản phẩm ít, biến động cao, lợi nhuận thấp và từ đó thay đổi chính sách giá tương ứng cũng như cắt giảm các sản phẩm tiêu tốn nhiều chi phí trong chuỗi cung ứng.

    (*) Long tail là hình thức kinh doanh tập trung vào những sản phẩm không thuộc sản phẩm "đinh" hoặc không còn là sản phẩm chủ chốt nữa

    Một cách khác là tối ưu hóa mạng lưới, được hiểu là việc mô hình hóa tổng thể chuỗi cung ứng nhằm phân tích cả mạng lưới và tổng chi phí. Đo lường chi phí cập bến (landed cost*) và khả năng tối ưu hóa hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung có thể nâng cao hiệu quả đáng kể và cải thiện dịch vụ khách hàng.

    *Landed cost: là tổng chi phí của một sản phẩm khi sản phẩm đã đặt dưới sự định đoạt của người mua. Landed cost bao gồm giá gốc của sản phẩm, tất cả chi phí vận chuyển (cả nội địa và quốc tế), hải quan, thuế, thuế, bảo hiểm, chuyển đổi tiền tệ, đóng thùng, xử lý và thanh toán phí.

    Thông qua việc thiết kế sản phẩm, các phương thức giao hàng và sự phân đoạn chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp có thể tìm ra phương pháp tối giản sự phức tạp của chuỗi cung ứng. Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp phải nắm bắt được giá trị mà khách hàng đang tìm kiếm và năng lực đáp ứng điều đó của bản thân. Điều này đòi hỏi phải có những điều chỉnh thường xuyên trong việc sắp xếp, phân bổ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp cũng như điều chỉnh mạng lưới của doanh nghiệp với mạng lưới khách hàng.

    ĐỐI MẶT VỚI SỰ HỖN ĐỘN THÔNG TIN
    Sự phát triển gần đây của công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi cho các công ty nắm trong tay một lượng lớn dữ liệu. Mỗi một tương tác, hay giao dịch hay sự kiện mới diễn ra trong chu trình của chuỗi cung ứng đều tạo thành dữ liệu mới. Nhiệm vụ khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là tập hợp, quản lý và tận dụng được các dữ liệu đó, đặc biệt là khi các chuỗi cung ứng tạo ra thông tin một cách thường xuyên và trải dài trên toàn bộ hệ thống. Quản lý hiệu quả dữ liệu và nắm bắt được thông tin bên ngoài giúp doanh nghiệp tăng năng suất và giảm thiểu sự thiếu hiệu quả. Một thách thức mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là truy cập được đúng dữ liệu khi họ cần nó nhất.

    Nhiều công ty không có sự thông nhất trong phương pháp thu thâp dữ liệu và không đồng nhất trong việc đặt tên các dữ liệu trên tất cả các điểm nút hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng là có một số dữ liệu được thu thập bị trùng, do đó dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn khi tiến hành phân tích. Thêm nữa, luôn tồn tại sự bất cân xứng giữa những dữ liệu bạn muốn thu thập và những dữ liệu bạn thực sự có. Sự thừa thãi của dữ liệu khiến cho việc tư duy và thấu hiểu chuỗi cung ứng càng ngày càng khó khăn, đặc biết nếu thiếu sự đóng góp của tất cả các điểm mấu chốt của công ty.

    Những doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn dữ liệu một cách hiệu quả sẽ có lợi thế trong việc định hướng thông tin trên thị trường và sẽ có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải thực sự kỷ luật trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu để ra quyết định.

    TRIỂN KHAI PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG
    Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong những năm gần đây là "Big Data*” ". Phân tích dữ liệu là việc làm cần thiết để chuyển tải “Big Data” thành những thông tin đáng giá. Phân tích dữ liệu là một ngành khoa học kiểm tra dữ liệu thô để từ đó giúp doanh nghiệp rút ra được những kết luận có giá trị. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành. đặc biệt là trong ngành tài chính – ngành mà dữ liệu được xem là một lợi thế cạnh tranh để làm nổi bật công ty này với công ty khác.

    (*) Big Data (“dữ liệu lớn”) là tập hợp dữ liệu có dung lượng lưu trữ vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Big Data chứa rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.

    Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, nhưng vấn đề là ở trong ngành này nó vẫn đang nằm ở giai đoạn sơ khai. Các công ty sẽ tiêu tốn rất nhiều năm có thể sử dụng thành thục. Họ có thể sử dụng kỹ thuật phân tích và thuật toán nâng cao, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu trực quan (data visualization), mô phỏng (simulation), tối ưu hóa (optimization) và phân tích thống kê (statistical analysis) để cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của công ty.

    Nếu chúng ta cùng soi xét vấn đề quản lý hàng tồn kho – một điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng - thì có thể thấy hầu hết các công ty đều sử dụng phương trình đơn giản để thiết lập các mục tiêu hàng tồn kho. Sử dụng các kỹ thuật phân tích nâng cao, chẳng hạn như hệ thống quản lý dự trữ đa cấp (multi – echelon inventory optimization), các công ty có thể giảm hàng tồn kho của họ đến mức 20-30% bằng cách tiếp cận đường cong hiệu quả (efficient frontier*). Tại Hoa Kỳ, chỉ có khoảng tầm 12 công ty có được lợi thế cạnh tranh này. Đây không phải là vấn đề mà có thể giải quyết được bằng việc mua một phần mềm phân tích. Để tạo dựng được năng lực này, các công ty sẽ phải đầu tư một lượng đáng kể nguồn lực, tiền bạc, và cam kết. Có thể tôi đang hơi nói quá lên về vấn đề này, nhưng tôi tin rằng phân tích chuỗi cung ứng sẽ trở thành một điều cần thiết trong năm năm sắp tới và những người tiên phong sẽ được hưởng lợi thế cạnh tranh. Câu hỏi tiếp sẽ là, liệu bạn có thể là người tiên phong?

    (*) Efficient Frontier: Trong vận hành doanh nghiệp, khái niệm này đề cập tới việc một doanh nghiệp được coi là "hiệu quả" khi chi phí sản xuất tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa - dịch vụ nó truyền tải, dù nó định vị mình là công ty cung ứng hàng giá cao hay giá thấp.

    Một cơ hội nữa nằm ở rủi ro chuỗi cung ứng, hãy tưởng tượng xem nếu bạn có năng lực biết trước và lập kế hoach cho sự cố khi một nhà cung cấp thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ thậm chí của mình thậm chí ngay cả khi bạn không có bất kì thông tin gì về nơi hoặc thời gian xảy ra vấn đề đó? Đây là cách thức đằng sâu phương pháp làm rõ chỉ số rủi ro (Risk Exposure Index method) của David Simchi-Levi. Bằng cách ước lượng thời gian phục hồi từ một lỗ hổng trong hệ thống và ước tính tác động tài chính của nó, bạn có thể tìm ra các điểm dễ sai sót và giảm bớt mất mát. Quá trình này đòi hỏi một lượng đáng kể dữ liệu về các nhà cung cấp, các thành phần và cơ sở vật chất dùng để phân tích để đưa ra những nhận định chính xác đối với những rủi ro nghiêm trọng nhất.

    CẢI THIỆN TỪ NHỮNG THANG ĐO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
    Một trong những thách thức phổ biến nhất mà các chuyên gia trong chuỗi cung ứng phải đối mặt ngày nay đó là xác định đúng Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) và Dự báo về khả năng thực hiện công việc (KPP) để giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng, xác định nguy cơ và giảm thiểu chi phí. Vấn đề khó nhằn nằm ở việc xác định sự giao thoa của KPIs và KPPs giữa các dòng sản phẩm và giữa các phòng ban trong công ty. Thậm chí việc để tất cả các bên liên quan thống nhất về định nghĩa và tính KPIs và KPPs còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn nhất là xác định chính xác bộ KPIs và KPPs mà thực sự tác động đến doanh nghiệp của bạn.

    Qua những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể xây dựng một mô hình mô phỏng đặc điểm chuỗi cung ứng của khách hàng mà sử dụng các chương trình thuật toán nâng cao và xác định chỉ tiêu KPIs nào ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty bằng cách phân tích độ nhạy (sensitivity analysis). Sau khi bộ KPIs hợp lý nhất được xác định, KPPs có thể được phát triển bằng cách sử dụng phân tích thống kê. Trong nhiều trường hợp, khách hàng của tôi tỏ ra thảng thốt khi một số chỉ số KPIs và KPPs mà họ nghĩ là quan trọng đối với việc kinh doanh của họ hóa ra lại không phải vậy. Các doanh nghiệp có thể xác định các KPIs và KPPs đúng để có thể thấy rõ được sự minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ và có khả năng ngăn chặn các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, và giảm chi phí cập bến.

    PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
    Ai cũng biết là khi mà những công ty thành thục trong việc quản lý chuỗi cung ứng thì tạo thì có thể thu về những nhiều lợi nhuận tài chính hơn. Ví dụ, các công ty thuộc Top 25 trên Gartner Supply Chain liên tục đánh bật đối thủ cạnh tranh đặc biệt là về tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều nhận ra rằng chuỗi cung ứng có thể tạo ra nhiều giá trị lớn và lợi thế cạnh tranh và để có được lợi thế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhân tài trong quản trị chuỗi cung ứng.

    Quản lý chuỗi cung ứng không còn là một lĩnh vực học tập mới, nhưng quả thực rất khó để tìm thấy những chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng tìm một người để đảm nhận một vai trò trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như một nhân viên vật tư, thì ngược lại chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để tìm một chuyên gia hiểu chuỗi cung ứng một cách tổng thể đặt trong bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Những người giỏi trong việc quản lý chuỗi cung ứng phải mất nhiều năm để phát triển vì có vô vàn kiến thức cần phải học và nghiên cứu. Các công ty cần phải tuyển được đúng người, đào tạo liên tục và thay đổi vị trí của họ trong chuỗi cung ứng để những người đó có thể hiểu sâu hơn các vấn đề. Điều này đòi hỏi các công ty đầu tư một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kiên nhẫn để phát triển những người tài trong chuỗi cung ứng của mình.

    NGUỒN : THEO SAGA


Hãy đăng nhập để trả lời