Điện toán đám mây: Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng



  • Điện toán đám mây luôn đóng vai trò quan trọng, giúp mang lại những giải pháp kịp thời với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường. Đây cũng là yếu tố cần thiết giúp vận hành và quản lý hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả.

    PV Báo DĐDN đã có cuộc trò chuyện cùng ông Jasbir Singh - Phó Chủ Tịch, Mảng ứng dụng hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp và Quản lý chuỗi cung ứng (ERP/SCM), Oracle về vấn đề này.

    Ông Jasbir Singh cho biết, thực tế, hơn 70% các cơ sở sản xuất đang sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Nguyên nhân thúc đẩy sự chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây là do khả năng tùy chỉnh có giới hạn của các ứng dụng chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chi phí và tính bảo mật cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, giúp đảm bảo quy trình kinh doanh và đáp ứng kịp thời với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.

    • Thưa ông, ông có thể giới thiệu đôi nét về những công cụ quản lý chuỗi cung ứng hiện đại của Oracle. Theo ông, doanh nghiệp nên tận dụng công nghệ như thế nào nhằm cải thiện quy trình quảnT lý chuỗi cung ứng?

    Những công cụ quản lý chuỗi cung ứng hiện đại sẽ chuyển đổi các toàn bộ hệ thống, từ việc chỉ thực hiện những chức năng cơ bản đơn thuần tới việc thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giải pháp Quản lý Chuỗi cung ứng của Oracle (Oracle SCM) cung cấp một chuỗi tính năng toàn diện giúp hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực, từ nhu cầu, cung cấp đến sản phẩm.

    Tiêu biểu, Oracle đã ra mắt giải pháp Kế hoạch Trung tâm trên Điện toán Đám mây nhằm tích hợp toàn bộ kế hoạch cung và cầu trên một nền tảng đồ họa và phân tích trực quan hiện đại. Cấu trúc phân tích đa chiều với những đề xuất đơn giản, thông minh và hiệu quả của công cụ này cũng góp phần hỗ trợ quá trình dự đoán, lập kế hoạch kiểm kê và cung ứng cho doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, giải pháp Quản lý Đơn hàng trên Điện toán Đám mây của Oracle sẽ giúp DNNVV quản lý chặt chẽ đơn hàng, tích hợp nhiều nguồn dữ liệu cùng lúc với tính năng định giá và tùy chỉnh tích hợp. Do đó, những quá trình cung ứng phức tạp sẽ được đơn giản hóa.

    Ngoài ra, giải pháp Oracle Quản lý Chuỗi cung ứng trên nền tảng Điện toán Đám mây của Oracle sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và gia tăng chuỗi giá trị nhanh chóng, đồng thời giảm rủi ro tới mức tối thiểu, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa độ linh hoạt. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ không cần phải bận tâm tới việc duy trình và nâng cấp hệ thống, mà sẽ được cập nhật những tính năng ưu việt mới nhất qua phương thức hình định mức đăng ký linh hoạt.

    • Nhưng, đâu là yếu tố thúc đẩy các DNNVV mạnh dạn thay đổi cho phù hợp với thị trường hiện đại, đặc biệt là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tới gần, thưa ông?

    Các DNNVV nên chuẩn bị tâm lý cho những biến chuyển sắp tới từ AEC và TPP. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập vào nhiều thị trường mới tiềm năng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là các DNNVV sẽ thích ứng với những thay đổi này ra sao.

    Theo nghiên cứu và báo cáo gần đây của tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), hệ thống cung ứng trên nền tảng điện toán đám mây đang trên đà phát triển nhanh chóng. Các ứng dụng dịch vụ hậu cần trên đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng lên khoảng 20% vào năm 2019, trong khi các ứng dụng trên hệ thống cố định chỉ tăng dưới 5%. Tương tự, các ứng dụng quản lý hàng tồn kho trên đám mây sẽ tăng khoảng 26%, còn các phiên bản dành cho hệ thống cố định chỉ tăng khoảng 4%. Những số liệu này đã cho thấy sự thay đổi rõ ràng trong việc chọn lựa các ứng dụng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh.

    Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này là do các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng có khả năng gia tăng tốc độ hoàn vốn và mở rộng quy mô, mà không yêu cầu nhiều nguồn lực CNTT. Với các ứng dụng hiện đại, việc triển khai sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng, trong khi rủi ro lại được giảm thiểu đáng kể. DNNVV cần phải hiểu rõ những lợi ích này và nhanh chóng áp ụng các ứng dụng hiện đại nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh.

    • Do AEC và TPP, các DNNVV cần phải đẩy nhanh tiến độ nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Theo ông, công nghệ sẽ giúp ích gì cho các DNNVV địa phương?

    Thực tế đã khẳng định, những ứng dụng Hoạch định Nguồn lực Donanh nghiệp (ERP), Quản lý chuỗi cung ứng, hay Quản lý dịch vụ hậu cần và kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp các DNNVV kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất tới vận chuyển, giảm thiểu chị phí, gia tăng hiệu suất và đảm bảo tuân thủ quy tắc thiết yếu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Những ứng dụng này sẽ giúp các DNNVV cung cấp các dịch vụ vượt trội nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình và thời gian sản xuất, đồng thời tạo dựng hệ thống kết nối liên tục với khách hàng, đơn vị cung cấp và đối tác kinh doanh.

    Trong môi trường kinh doanh đầy biến động với tốc độ thay đổi chóng mặt, mọi doanh nghiệp đều phải luôn sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, đồng thời tích hợp những ứng dụng hỗ trợ hiệu quả. Yếu tố tiên quyết nằm ở chỗ liệu hệ thống chuyên dụng hiện hành có còn đủ khả năng và tính linh hoạt cho việc đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi như vậy không. Mọi doanh nghiệp cần sở hữu một công cụ hiện đại hơn giúp tinh chỉnh và quản lý giá thành và toàn bộ quy tình sản xuất, với chi phí hợp lý, nhờ vậy, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

    Xin cảm ơn ông!
    Vân Du thực hiện



  • Điện toán đám mây ứng dụng trong chuỗi cung ứng toàn cầu ..
    #qalogistics



  • Tất cả sẽ là Cloud ...