Một số lưu ý và tính bất hợp lệ của chứng từ bảo hiểm



  • Chứng từ bảo hiểm được sử dụng khi doanh nghiệp ký kết với công ty bảo hiểm về việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Khi sử dụng chứng từ bảo hiểm, người được bảo hiểm nên lưu ý một số vấn đề và tính bất hợp lệ của chúng để đảm bảo chứng từ hợp lệ, vận dụng phù hợp trong thực tế.

    1.Một số lưu ý của chứng từ bảo hiểm
    Chứng từ bảo hiểm sẽ có một số đặc tính dưới đây: mẫu 08 thông tư 95

    a.Tính chuyển nhượng
    Có thể bạn chưa biết trong thương mại quốc tế thì người mua bảo hiểm có thể là một người nhưng người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác. Và có thể làm được điều này thì chứng từ bảo hiểm được lập phải chuyển nhượng được.

    Đối với chứng từ bảo hiểm xnk thuộc loại chuyển nhượng được thì yêu cầu người mua bảo hiểm phải ký hậu. Khi đó mới có đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng có thể đòi được tiền bồi thường.

    b.Chứng từ bảo hiểm đích danh
    Loại chứng từ này không thể chuyển nhượng được, chính vì thế nên nó được dùng rất hạn chế.

    c.Chứng từ bảo hiểm theo lệnh
    Loại chứng từ bảo hiểm theo lệnh có sự linh hoạt nên sẽ rất phù hợp với tính chất của thương mại quốc tế, vì thế được dùng phổ biến.

    d.Chứng từ bảo hiểm vô danh
    Trong số các loại chứng từ bảo hiểm thì đây là loại linh hoạt nhất. Điều này có nghĩa là với bất cứ ai một khi đã nắm giữ được đó thì đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm. Vì lý do này nên chứng dễ bị lạm dụng, khi dùng cần có sự kiểm soát chặt chẽ với toàn bộ các chứng từ gốc.

    e.Số tiền bảo hiểm
    Theo quy định của UCP:

    -Chứng từ bảo hiểm cần phải ghi rõ số tiền bảo hiểm cũng như phải cùng loại tiền với L/C.
    -Với số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay là giá trị hóa đơn. Nhưng cũng xảy ra trường hợp số tiền bảo hiểm sẽ lớn hơn do các bên thảo luận với nhau. Khi số tiền bảo hiểm càng cao thì lúc đó phí bảo hiểm cũng sẽ càng cao.

    f.Xuất trình bản gốc
    Lưu ý là tòa bộ chứng từ bảo hiểm là bản gốc và phải được xuất trình. Cơ bản thì bản gốc của chứng từ bảo hiểm nhữ giống như bản gốc của vận đơn đường biển. Chúng đều sẽ có tính lưu thông và có giá trị chuyển nhượng, đồng thời sẽ được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.

    Loại tiền và số tiền bảo hiểm yêu cầu phải thích ứng và đầy đủ.
    Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.

    2.Một số bất hợp lệ thường gặp về chứng từ bảo hiểm
    Nhằm để giúp cho các thanh toán viên không gặp khó khăn khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm thì người viết hãy liệt kê những mục lưu ý kiểm tra như sau:

    -Loại chứng từ

    Chứng từ bảo hiểm xuất trình cần phải phù hợp với yêu cầu của L/C (Đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm…).

    -Số lượng bản gốc và bản sao

    Theo yêu cầu của L/C thì chứng từ bảo hiểm xuất trình đúng số lượng bản gốc và bản sao. Và toàn bộ bản gốc chứng từ bảo hiểm được phát hành đã được xuất trình đầy đủ.

    -Người phát hành và ký chứng từ

    Chứng từ bảo hiểm được phát hành và ký bởi công ty bảo hiểm, nhà bảo hiểm hay đại lý hoặc cũng có thể là người thừa ủy quyền của công ty bảo hiểm/nhà bảo hiểm. Ngoài ra cũng có thể được tiếp ký bởi bên được bảo hiểm nếu bảo hiểm có yêu cầu như thế.

    -Ngày phát hành bảo hiểm

    Bảo hiểm có hiệu lực sẽ không muộn hơn so với ngày bốc hàng lên tàu, ngày gửi hàng hoặc ngày nhận hàng để xếp, tùy theo trường hợp.

    -Ký hậu

    Nếu như tên của bên được bảo hiểm không phải là ngân hàng phát hành hay người mở L/C thì chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu hợp thức.

    -Đơn vị tiền tệ được dùng trong chứng từ bảo hiểm

    Đối với đơn vị tiền tệ được dùng trong chứng từ bảo hiểm cần phải giống với đơn vị tiền tệ của LC/hóa đơn.

    -Số tiền bảo hiểm

    Số tiền bảo hiểm cần phù hợp với yêu cầu của L/C hoặc theo Điều 28(f) (ii) UCP 600.

    -Mô tả hàng hóa

    Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm yêu cầu không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trên hóa đơn, ký hiệu và số… giống với ký hiệu và số trên chứng từ vận tải và tất cả các thông tin khác thể hiện trên chứng từ phù hợp với thông tin trên các chứng từ khác.

    -Các rủi ro

    Chứng từ bảo hiểm thể hiện các rủi ro đúng với theo yêu cầu của L/C.

    -Bảo hiểm hàng hóa từ cảng bốc hàng hoặc nơi nhận để bốc đến cảng dỡ hàng hoặc nơi giao hàng theo quy định của L/C.