NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG



  • Điều 1: Tên hàng (Article 1: Commodity)
    Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. Trong nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu do phía Việt Nam lập điều khoản này thường ghi rất sơ sài, đơn giản hoặc viết tiếng nước ngoài có sai sót khiến cho đối tác có những cách hiểu khác nhau về hàng hoá, đó là những nguyên nhân của nhiều vụ tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam.

    Trong hợp đồng ngoại thương điều khoản tên hàng thường được ghi như sau:

    • Tên hàng kèm theo tên thương mại.
      Cooking oil Sailing Boat (do tập đoàn Lamsoon sản xuất)
      Cooking oil Marvela (do tập đoàn Golden Hope sản xuất)
      Cooking oil Neptune (do Kouk sản xuất)
    • Tên hàng kèm tên khoa học
      Urea fertilizer đạm u – rê
      Weave Fabrric (vải dệt thoi)
      Knitting fabrric (Vải dệt kim)
    • Tên hàng kèm theo công dụng của nó
      Rice paste (base element for preparation of spring roll) Bánh đa nem
    • Tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp
      Honda super cub custom C70 CMR – IC
      Colour: Candy rasberry red
    • Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hoá.
      Skinless whole dried squid (Mực lột da)
      Frozen polypus (octopus) Bạch tuộc đông lạnh
    • Tên hàng kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước
      Tiger Brand Home appliances made in Japan (220v- 50hz) - Đồ gia dụng hiệu Tiger chế tạo tại Nhật bản nguồn điện sử dụng là 220v 50 hz.

    Điều 2: Số lượng/ Khối lượng (Article 2: Quantity/ weight)
    Đây là một điều khoản không thể thiếu, do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hoá được mua bán. Nhưng vì trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối lượng.
    Tuỳ theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồng mà chọn cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp. Trong buôn bán quốc tế người ta thường sử dụng 2 cách ghi:
    - Cách 1: Ghi phỏng chừng
    Tức là ghi có dung sai và kèm theo chi tiết cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn (at the seller’s option hay là at the buyer’s option)
    - Cách 2: Ghi chính xác
    Cách này áp dụng đối với những mặt hàng có sử dụng hệ thống đo lường dân gian để tính toán như con, cái, chiếc, đôi, thùng, kiện, bao.v.v.
    Hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là hàng nông sản, nguyên liệu thô, với khối lượng tương đối lớn, như vậy sẽ có hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Nhưng trên hợp đồng hay quên quy định mức dung sai cần thiết do vậy nhiều khi xảy tranh chấp trong quá trình thực hiện.

    Ví dụ: Một công ty xuất khẩu lương thực ở Sài Gòn bán gạo cho một công ty ở Iran. Trên hợp đồng không quy định dung sai, nhưng trong L/C thanh toán ngân hàng lại quy định dung sai của khối lượng hàng hoá. Kết quả là chi tiết trên các chứng từ thanh toán và L/C không phù hợp với nhau cho nên ngân hàng mở L/C đã từ chối thanh toán. Người bán Việt nam phải thương lượng lại với người mua Iran và phải giảm giá bán để được thanh toán.

    Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá. (Article 3: Quality/ Specification)
    Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật .v.v của hàng hoá được mua bán. Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên.

    Ví dụ: Một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xe gắn máy chỉ viết là xe Honda C70 bạn hàng đã giao xe của Malaysia với quy cách và phẩm chất không phù hợp với sở thích tiêu dùng của người Việt Nam, vì vậy việc tiêu thụ lô hàng đó vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn.

    Thông thường trong buôn bán quốc tế người ta thường chọn một trong những cách sau đây để thể hiện chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng ngoại thương.
    a. Chất lượng được giao như mẫu:
    Trong hợp đồng sử dụng cụm từ “as the sample” hoặc “as agreed samples”. Phương pháp này được dùng khi mua bán những hàng hoá mà phảm chất, chất lượng của nó khó mô tả thành lời, thậm chí qua hình ảnh cũng khó xác định chất lượng của nó; chẳng hạn như sản phẩm thời trang, đồ trang sức bằng vàng - bạc có những đường nét trang trí cầu kỳ, đồ mỹ nghệ khảm xà cừ hoặc những nét trạm trổ tinh vi hoặc một số loại quần áo may sẵn, hoặc một số thiết bị phức tạp.
    Khi sử dụng phương pháp này phải có 3 bộ mẫu: một bộ người bán giữ, một bộ người mua giữ và một bộ do người trung gian giữ. Mỗi mẫu phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

    Mẫu phải là vật đặc trưng cho hàng hoá và không được thay đổi theo thời gian.
    Mẫu được coi như một phụ kiện của hợp đồng, không được tách rời hợp đồng, do đó mẫu không được tính vào giá trị của hợp đồng (trừ khi mẫu là vật có giá trị cao).
    Người chấp nhận mẫu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về kỹ thuật, về tính năng của hàng hoá (thường là phó giám đốc kỹ thuật hoặc trưởng phòng kỹ thuật).
    b. Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá:
    Phương pháp này thường dùng với những hợp đồng mua bán nông sản, hàng rời như xi măng, hoá chất. Phân bón, khoáng sản. Dùng phương pháp này cần phải làm nổi bật những yêu cầu sau:
    Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): Cần phải quy định mức tối thiểu phải đạt là bao nhiêu.
    Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): Phải quy định mức tối đa cho phép
    Ví dụ: Chất lượng trong một hợp đồng xuất khẩu cà phê được quy định như sau:
    Quality: Grade 2
    Black and broken beans 5.0% Max.
    Moisture 13.0 % Max
    Ad mixture 1.0% Max
    Mould (hạt mục) 0.2% Max
    Small beans below screen size 13 (5.0mm) not to exceed 10%

    Khi xác định chất lượng hàng hoá theo phương pháp này cần chú ý đến các yêu cầu của đối tác và xem xét khả năng có thể thoả mãn hay không để điều chỉnh, nếu thấy cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể sẽ bị tổn thất khi thực hiện hợp đồng.

    c. Xác định chất lượng theo hiện trạng thực tế của hàng hoá:
    Có nghĩa là hàng hoá thế nào thì bán thế. Theo phương pháp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng đã giao. Trong hợp đồng thường dùng cụm từ: “as it is” hoặc “as it sale”. Xác định chất lượng theo phương pháp này thường dược áp dụng cho các hợp đồng mua bán đồ cũ, đồ phế thải, phế liệu, phế phẩm v.v... Đối với những hợp đồng có những chi tiết, linh kiện rời đi kèm phải quy định rõ trong hợp đồng hoặc phải đính kèm hợp đồng các bản vẽ cataloge để tránh bất lợi cho người mua.
    Các doanh nghiệp Việt Nam thường mua máy móc thiết bị hoặc một số hàng hoá đã qua sử dụng, nếu không chú ý đến điều khoản này có thể sẽ nhận phải lô hàng quá kém về chất lượng hoặc thiết bị không đồng bộ mà người bán sẽ phủ nhận trách nhiệm của mình
    .
    d. Xác định chất lượng hàng hoá dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc cataloge.
    Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp.

    e. Xác định chất lượng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế.
    Có thể ghi theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn của nước người bán hoặc theo tiêu chuẩn của nước người mua cũng có thể ghi theo tiêu chuẩn của đơn chào hàng đã được 2 bên thống nhất hoặc ghi theo ký hiệu đã được đăng ký quốc tế.
    Ví dụ: Hàng hoá là màng nhựa BOPP trong suốt chưa in màu, chưa in chữ, chưa gia cố, chưa được hỗ trợ bằng các vật liệu khác dùng để sản xuất bao bì sản phẩm thì ghi: “Export Standard, as per approved samples”.
    Hàng hoá là bột nhựa PVC đăng ký theo tiêu chuẩn quốc tế với các chủng loại:
    Dùng để sản xuất các khớp nối, các sản phẩm tạo ra từ khuôn cứng, khuôn thổi, khuôn phun cứng, được ghi theo ký hiệu MVP- 58/K-58
    Dùng để sản xuất ống nhựa bọc dây cáp điện làm tấm cứng được ghi theo ký hiệu : MVP-66/K-66
    Dùng để sản xuất các tấm mềm, bọc dây cáp mềm, vải giả da được ghi theo ký hiệu MVP – 71/K- 71

    f. Xác định chất lượng dựa vào sự xem trước và đồng ý
    Phương pháp này được áp dụng với những hợp đồng mua bán các loại hàng hoá sau khi được trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc một số hoá chất, hợp chất khác.
    Ví dụ: Chất lượng hàng là hương liệu tổng hợp dùng để sản xuất kem đánh răng có tên hàng là: SPEARMINT TP 4472. Commodity: Spearmint TP 4472. Quality: as per previous shipment, the same as approved specification.
    Ngoài các phương pháp nêu trên người ta còn sử dụng một phương pháp khác như: dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng, dựa vào phẩm chất tiêu thụ tốt trên thị trường lúc ký hợp đồng … những phương pháp này không phổ biến do vậy chúng ta không đề cập ở đây.

    Điều 4: Giá cả (Article 4: Price)
    Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương mọi điều khoản khác có thể dễ ràng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này. Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau đây.
    a. Đồng tiền tính giá:
    Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tính bằng tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị trường hói đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP.
    b. Phương pháp tính giá.
    Có rất nhiều cách xác định giá cả hàng hoá. Các bên cần phải thống nhất phương pháp tính giá ngay khi đàm phán để không xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng và không để xảy ra tình trạng bên có lợi nhiều và bên bị thiệt hại lớn, như vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
    Tuỳ theo từng thương vụ, từng đối tượng của hợp đồng mà người ta có thể chọn một trong các phương pháp tính giá sau đây:

    • Giá cố định: Là giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
      Phương pháp này chỉ nên dùng với các hợp đồng có giá trị nhỏ, thời gian thực hiện ngắn giá cả trên thị trường ổn định. Không nên dùng phương pháp này với những thương vụ mua bán hàng chiến lược thời gian thực hiện dài giá cả lại biến động mạnh trên thị trường dễ gây thiệt hại cho một trong hai bên, không hài hoà quyền lọi.
    • Giá quy định sau: Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong lúc đàm phán các bên thoả thuận các điều kiện và thời gian xác định giá.
      Ví dụ: “Giá sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng” hoặc “Giá sẽ được tính tại thời điểm thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hoá…”
      Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hoá có sự biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
    • Giá xét lại: Các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện "Đơn giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hoặc thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (….) %."
    • Giảm giá: Trong thực tế, khi thoả thuận – ký kết hợp đồng mua sắm online các bên thường dành cho nhau những ưu đãi như người bán thưởng khuyến khích cho người mua, hoặc người mua ứng tiền trước cho người bán…Thông thường người bán hay dành nhiều ưu đãi cho người mua hơn. Một trong những ưu đãi là việc giảm giá bán.

    Điều khoản 5: Giao hàng (Article 5: Shipment/ Delivery)
    Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của người bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này, hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.
    Trong điều khoản giao hàng các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơ bản sau đây:
    a. Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time):
    có thể chọn một trong nhiều cách để quy định thời hạn giao hàng:

    • Giao hàng vào một ngày chính xác:
      Ví dụ: On Jan. 18th, 2016.
      Với cách quy định này, người bán phải giao hàng đúng trong một ngày nào đó – ngày 18/01/1999 trong ví dụ trên – (không có sai lệch); Điều này sẽ gây bất lợi cho người bán vì trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra những trường hợp bất khả kháng mà người bán sẽ khó thực hiện đúng ngày giao hàng như đã qui định. Chẳng hạn như khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu, hoặc quá trình thuê tàu gặp sự cố… Hơn nữa hàng hoá mua lại trong ngoại thương thường có số lượng lớn, việc vận chuyển bằng đường biển lại phụ thuộc nhiều vào vấn đề thời tiết và liên quan đến nhiều khâu, nhiều người như các nhân viên hãng tàu, nhân viên hải quan, hệ thống cấp giấy phép…
      Vì vậy, thời gian giao hàng ít khi được quy định vào một ngày nhất định, trừ trường hợp hàng thuộc loại khẩn cấp, có giá trị nhỏ và khách thường mua một loại hàng quen thuộc nào đó.
      Người ta thường quy định thời hạn giao hàng theo những cách sau:
    • Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó:
      Ví dụ: From (June 16th, 2016) To (July 16th, 2016).
      Hoặc in July 2016
    • Giao hàng theo một mốc quy định nào đó
      Ví dụ:
      Not later than July 31st 2016
      To be effected latest to July 31st 2016
    • Thời hạn giao hàng được quy định theo một điều kiện nào đó
      Ví dụ:
      While 30 days after L/C issued date
      Within 30 days after effective date of this agreement
      Giao hàng ngay lập tức (Prompt/ immediately)
      Giao hàng càng sớm càng tốt (as soon as possible)
      c. Quy định địa điểm giao hàng (place of shipment):
      Các bên phải thống nhất quy định địa điểm giao hàng cho người vận tải, cho người mua theo một trong những cách sau:
      Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng. Cách này ít dùng
      Địa điểm giao hàng theo Incoterms kèm theo điều kiện giá cả.
      Ví dụ:
      Giá lạc nhân xuất khẩu: USD 540/MT FOB Sài Gòn Incoterms 2000
      Giá phụ liệu may áo sơ mi nhập khẩu: USD 0.75 / Yard CFR HCMC port - Incoterms 2000.
      d. Quy định về phương thức giao hàng:
      Gồm các nội dung:
      Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment)
      Nếu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng có ít nhất là 2 phương tiện vận tải được sử dụng, thì trường hợp này được gọi là chuyển tải. Trên hợp đồng sẽ ghi chú:
      Allowed: được phép (chuyển tải)
      Hoặc Not Allowed/prohibited: không được phép (chuyển tải) hay Cấm (chuyển tải)
      Căn cứ theo hải trình của tàu và lượng hàng hoá chuyên chở để chấp nhận hàng có được phép chuyển tải hay không.
      Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)
      Nếu lô hàng được chấp nhận giao hàng từng phần thì ghi:
      Partial shipmen: Allowed – được phép (giao hàng từng phần).
      Nếu phải giao hàng một lần thì chọn một trong các cách ghi:
      Total shipment.
      Nếu lô hàng được chấp nhận giao nhiều lần thì ghi:
      Shipment by Instalment: Allowed – được phép (giao hàng nhiều lần).
      Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một lần phải được cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng của người bán; nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng của người mua. Mặt khác còn phải xem xét điều kiện cảng biển có cho phép hay không (nếu giao hàng theo phương thức vận tải biển). Đặc biệt chi phí cho việc giao nhận hàng hoá phải được đặt trong điều kiện tốt nhất.

    e. Thông báo về việc giao nhận hàng hoá (Note of shipment):
    Tuỳ theo điều kiện giao hàng mà một bên đối tác phải thông báo với bên kia về những vấn đề có liên quan:
    Người mua thông báo cho người bán:
    Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng… (nếu mua hàng theo điều kiện nhóm F).
    Người bán phải thông báo cho người mua toàn bộ những thông tin về việc giao hàng:
    Kết quả giao hàng
    Số lượng và chất lượng hàng thực giao
    Ngày xếp hàng lên tàu
    Ngày được cấp B/L và số của B/L
    Ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng
    Tên tàu, số hiệu và quốc tịch tàu (nếu giành quyền vận tải)…
    Ví dụ:
    Một hợp đồng mua bán thép vụn quy định:
    At least 7 days before vessel’s arrival at loading port, the buyer shall advise the seller of the vessel’s E.T.A
    72/48/24 HRS before vessel’s arrival at loading port, the master of the M/V shall cable to ship agent her E.T.A and other necessary informations.

    f. Trường hợp thuê tàu chuyến:
    Khi mua bán hàng hoá với số lượng lớn, phải thuê tàu chuyến, các bên còn phải thống nhất với nhau thêm về điều kiện thuê tàu và phương thức giao hàng. Những nội dung này phải thống nhất với nội dung ghi trên hợp đồng thuê tàu được ký kết giữa người vận tải và người thuê tàu.
    Ví dụ: Hợp đồng xuất khẩu 20.000 tấn gạo từ Việt Nam đi Ấn Độ, theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, trong điều khoản Giao hàng có ghi:
    Loading terms:
    At the loading port, the cargo will be loaded at the rate of 2,000MT per weather working days of 24 consecutive hrs, Sundays and Holidays excepted even if used (WWDSHEXIU). If the NOR is presented before noon, laying time to commence at 13:00 o’clock at the same day. If the NOR tendered in afternoon but during office Hrs (from 1.30 P.M to 4.30 P.M), the laytime to commence from 8:00 on the next working day. Dunnage to be for Buyer’s/Shipowner’s account.
    Demurrage/Despatch as per Charter Party.
    Tại cảng bốc hàng, hàng hoá sẽ được bốc lên tàu theo tỷ lệ 2.000 tấn/ngày theo điều kiện WWDSHEXIU. Nếu bản thông báo tàu đã sẵn sàng đến trước 12h trưa thì thời gian xếp hàng lên tàu được tính từ 13 giờ cùng ngày. Nếu bản thông báo tàu đã sẵn sàng đến sau 12h trưa nhưng trong giờ làm việc (Từ 1giờ30 đến 4 giờ40 buổi chiều), thời gian xếp hàng lên tàu sẽ được tính từ 8 giờ sáng của ngày làm việc kế tiếp. Vật chèn lót được tính cho người mua hoặc chủ tàu.
    Điều kiện thưởng, phạt như trong hợp đồng thuê tàu.

    Điều 6:Thanh toán (Article 6: Settlement/payment).
    Cũng như điều khoản giao hàng, điều khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trong trong hợp đồng ngoại thương, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội dung chính dưới đây.
    a. Đồng tiền thanh toán:
    Có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá. Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và phải được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường thì đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng với nhau và là các đồng tiền mạnh.
    b. Phương thức thanh toán:
    Trên thị trường thế giới hiện nay người ta thường áp dụng một số phương thức thanh toán sau đây.
    Thanh toán tiền mặt. :
    Thanh toán chuyển tiền (bằng thư hay bằng điện)
    Thanh toán nhờ thu:
    Thanh toán tín dụng chứng từ.
    Phương thức ghi sổ:
    Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua. Do vậy tuỳ thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng.
    Muốn lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý trong quá trình mua bán trao đổi hàng hoá với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ mỗi thương nhân còn phải biết vận dụng chúng một cách linh hoạt, ứng xử nhanh trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ đoạn thì rất dễ rơi vào bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất tật mang.
    Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:

    • Độ an toàn trong thanh toán.
      Độ an toàn trong thanh toán được xem xét trên 2 yếu tố:
      Thời hạn thanh toán càng dài độ an toàn càng thấp do yếu tố lạm phát hoặc do biến động của tỉ giá
      Nếu không đề phòng những rủi ro thường gặp trong thanh toán như sự lừa đảo của bạn hàng, năng lực tài chính của những người có liên quan, như: ngân hàng bảo lãnh,ngân hàng mở L/C, ngân hàng nhờ thu.v.v. thì độ an toàn trong thanh toán càng thấp.
      Chi phí dịch vụ.
      Với những phương thức thanh toán khác nhau thì chi phí dịch vụ trả cho ngân hàng cũng rất khác nhau, do vậy nhân tố này cũng phải được cân nhắc cẩn thận nếu không chi phí dịch vụ sẽ làm tiêu tan lợi nhuận của thương vụ.
      Trị giá của lô hàng.
      Trị giá của lô hàng càng lớn thì rủi ro càng cao.
      Quan hệ các bên.
      Quan hệ truyền thống lâu dài, lâu dài giữ uy tín trong kinh doanh sẽ cho các thương nhân giảm bớt rủi ro trong thanh toán.

    c. Ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu (Seller’s bank/ Collecting bank/advising bank)
    Ghi rõ tên địa chỉ của ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán tiền hàng ( thu hộ tiền, chuyển hộ tiền, giữ hộ tiền,thông báo về kết quả mở L/C và nhận tiền, ngân hàng mở L/C nếu thanh toán bằng L/C) Các bên tham gia hợp cần chú ý cung cấp đầy đủ những chi tiết về ngân hàng này và tài khoản để bảo vệ quyền lợi của mình trong thanh toán.
    d. Thời hạn thanh toán (Time of payment)
    Khi đàm phán về thời hạn giao hàng các bên có thể thống nhất với nhau theo một trong những cách sau: Trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng hoặc thanh toán theo phương thức hỗn hợp (trả trước một phần, trả ngay một phần, và phần còn lại sẽ thanh toán sau khi giao hàng một khoảng thời gian nào đó)

    • Người mua trả tiền trước:
      Người mua giao trước một khoản tiền từ 50% đến 100% tổng giá trị lô hàng: cách này áp dụng khi người mua cần khẩn cấp một loại hàng hoá nào đó hoặc khi người bán gặp khó khăn về tài chính không đủ khả năng tự thực hiện hợp đồng hoặc đối tượng mua bán là loại hàng hoá độc quyền. Tuỳ theo tính chất của từng thương vụ mà giá cả có thể thấp hơn mà cũng có thể cao hơn giá thị trường.
      Phương thức này chỉ nên dùng khi hai bên có mối quan hệ thân thiết như: bạn hàng truyền thống hoặc quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con hoặc chi nhánh ở nước ngoài, hoặc giữa các bên đối tác phải có sự tin cậy tuyệt đối. Bởi vì với cách thanh toán này thì rủi ro đối với người mua cao hơn người bán.
      Người mua giao cho người bán một số tiền tương đương với một phần giá trị lô hàng (khoảng 10%) giá trị còn gọi là tiền đặt cọc để thực hiện hợp đồng: Cách này được áp dụng khi cả hai bên cùng muốn hợp đồng phải được thực hiện một cách chắc chắn và nhà xuất khẩu coi khoản ứng trước này như một vật bảo đảm cho việc nhận hàng và thanh toán của người mua.
    • Thanh toán ngay:
      Bằng tiền mặt thường được áp dụng trong trường hợp buôn bán tiểu ngạch (là hình thức buôn bán trao đổi giữa các thương nhân hai nước vùng biên giới với giá trị trao đổi thấp, thường là dưới 1000 USD).
      Trên thị trường thế giới người ta chấp nhận trả tiền ngay khi sử dụng phương thức D/P trong Phương thức nhờ thu (Collection) hoặc L/C at sight trong phương thức tín dụng chứng từ.
    • Trả tiền sau:
      Đối với những lô hàng có giá trị lớn bên bán thường chấp nhận cho bên mua trả tiền sau thông qua phương thức D/A trong phương thức nhờ thu hoặc Usance L/C trong phương thức tín dụng chứng từ.
      Điều 7: Chứng từ giao hàng (Article 7: Required documents)
      Mục này yêu cầu người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ chứng minh việc đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thoả thuận. Nếu bộ chứng từ người bán xuất trình là đầy đủ và hợp lệ mới được thanh toán bởi người mua hoặc ngân hàng phục vụ người mua.
      Những chứng từ cần thiết mà người bán bắt buộc phải gửi cho người mua hoặc ngân hàng phục vụ người mua:
      Hối phiếu (Bill of Exchange)
      Vận tải đơn (Bill of Lading/ Airwaybill/ Railwaybill…)
      Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
      Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
      Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hoá thực giao do người sản xuất xác nhận đảm bảo về lượng hàng mua bán (Certificate of Quantity/Certificate of Quality).
      Số lượng mỗi loại chứng từ (bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản phụ) và gửi tới đâu sẽ do hai bên thoả thuận khi đàm phán để ký hợp đồng. Tùy theo tình trạng hàng hoá mua bán và tính chất của cuộc trao đổi, mà người bán phải cung cấp cho người mua thêm những chứng từ khác (nếu có yêu cầu) như:
      Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy) do công ty bảo hiểm cấp (nếu bán hàng theo giá CIF hoặc CIP).
      Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin – C/O) do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước xuất khẩu cấp.
      Giấy chứng nhận kiểm tra, giám định hàng hoá do cơ quan chuyên môn cấp (khi hàng hoá là thực phẩm, thuốc chữa bệnh, máy móc – thiết bị…)
      Giấy phép xuất nhập khẩu...


  • https://luatkeypoint.vn/linh-vuc/
    #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply
    #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue
    #trongtai



  • Luật Key Point

    Tư vấn tranh chấp trong lĩnh vực vận tải và giao nhận, hợp dồng, và các nội dung hợp đồng
    #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply
    #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue
    #trongtai
    www.luatkeypoint.vn