FOB VÀ EXW – ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT?



  • FOB hay EXW? Incoterms là một trong những yếu tố khiến các nhà Xuất/Nhập khẩu mới “đau đầu” bởi những thông tin, điều kiện áp dụng. Vì có rất nhiều điều cần lưu ý: nó hoạt động như thế nào, incoterms là gì và đó là giải pháp tốt nhất cho tôi? Với bài viết này, cùng VILAS tìm hiểu hai nội dung sau:
    – Định nghĩa sơ lược về 2 điều khoản incoterms phổ biến nhất – FOB và EXW.
    – FOB và EXW – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

    Đôi nét về Incoterms
    Vào năm 1936 Phòng thương mại quốc tế (ICC) thành lập hệ thống gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế còn được gọi là Incoterms (Internation commerce terms). Mỗi Incoterms đề cập đến một thỏa thuận và trách nhiệm vận chuyển giữa người bán và người mua khi tham gia vào môi trường thương mại quốc tế. Mục đích của hệ thống này là giúp cho môi trường thương mại quốc tế hoạt động trật tự, an ninh thông qua những mô hình hợp đồng đơn giản vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Incoterm 2000 có 13 điều kiện thương mại với 4 nhóm (nhóm E,F,C,D), incoterm 2010 được rút ngắn còn 11 điều kiện thương mại với 2 nhóm (nhóm điều kiện áp dụng cho mọi loại vận tải thủy và nhóm điều kiện chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy nội địa và quốc tế).

    Free on Board
    FOB – viết tắt của ‘Free On Board’, dưới hình thức vận chuyển từ port-to-door. Điều này có nghĩa là khi bạn kinh doanh theo điều kiện FOB, người bán/nhà cung cấp của bạn chịu trách nhiệm về tất cả các khoản phí trong khu vực địa phương, bao gồm vận chuyển đến cảng, xử lý hàng hoá và thông quan hàng xuất tại nơi xuất xứ. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải tìm một nhà giao nhận vận tải để tiếp nhận lô hàng của bạn và thực hiện việc vận chuyển hàng hóa khi hàng hóa của bạn lên tàu đến cảng đích. Ngay sau khi hàng hoá của bạn được đưa lên tàu – “On board”, trách nhiệm vận chuyển và chi phí sẽ được chuyển giao từ nhà cung cấp cho khách hàng.

    Ex Works
    EXW là viết tắt của ‘Ex Works’ – đề cập đến chuyến hàng từ cửa đến cửa. Nếu thỏa thuận dưới điều khoản này, người mua chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình vận chuyển từ việc sắp xếp việc vận chuyển từ xưởng nhà cung cấp đến địa chỉ của người nhận nơi đến. Do đó, khi bạn chọn một nhà giao nhận để vận chuyển, hãy đảm bảo rằng giải pháp vận chuyển của họ phải bao gồm thông quan tại cả nước xuất xứ và ở nơi đến.

    Tóm lại, cả hai thuật ngữ thương mại chỉ được sử dụng cho hàng nhập khẩu và có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai điều này là rõ ràng: Sử dụng EXW, bạn chịu trách nhiệm về mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển của bạn đến cảng đích, trong khi đó, với một thỏa thuận FOB, bạn chỉ chịu trách nhiệm về các chi phí đến sau khi hàng hoá của bạn đã lên tàu, vì nhà cung cấp của bạn chịu trách nhiệm về chi phí địa phương tại nước xuất xứ.

    FOB và EXW – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp?
    Thực tế, không có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này. Cả hai điều khoản incoterms đều có ưu và nhược điểm riêng và tùy thuộc vào lô hàng cụ thể của bạn. Sau đây, cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm đáng chú ý nhất đối với các điều khoản vận chuyển FOB và EXW:
    FOB
    Ưu điểm Nhược điểm
    – Thông thường, chúng ta có thể tiết kiệm chi phí bằng cách giao dịch theo các điều khoản FOB nếu áp dụng cho những lô hàng LCL. So với EXW, nhà cung cấp của bạn chỉ cần đưa hàng đưa đến cảng và làm thủ tục hải quan với giá thấp hơn sử dụng dịch vụ từ các forwarder cho hàng FCL. Do đó, tổng chi phí của quá trình vận chuyển hoàn toàn thường thấp hơn đối với lô hàng FOB so với lô hàng EXW, cho cả bạn và cả người bán.
    – Đáng chú ý hơn, đối với các chuyến hàng LCL, người mua không phải lo lắng về chứng từ ở nước xuất xứ vì đây là trách nhiệm của nhà cung cấp.
    – Thời gian báo giá và dễ thu thập được từ hầu hết các forwarder.

    – Tranh chấp về việc thanh toán chi phí tại nước xuất xứ/địa phương dễ dàng xảy ra khi người bán không thanh cho chi phí này.
    – Khó kiểm soát chi phí tại nơi xuất xứ. Nhà cung cấp/người bán có thể tính hoặc cộng thêm các phí thủ tục tại đây, khiến tổng chi phí cho lô hàng tăng lên.

    EXW
    Ưu điểm Nhược điểm

    – Hàng hóa mua theo hợp đồng EXW thường rẻ hơn một chút so với sản phẩm mua theo FOB, vì nhà cung cấp sẽ bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng, xử lý hàng hoá và thông quan hàng hoá cho FOB.
    – Có quyền kiểm soát hoàn toàn hàng hóa và chi phí vận chuyển từ nơi đều tiên đến cuối cùng.
    – Đối vơi lô hàng lẻ, có ít sản phẩm, chi phí vận chuyển với hình thức này sẽ tăng do lợi nhuận/giá trị thu về từ hàng hóa không đủ bù đắp cho toàn bộ chi phí vận chuyển door – to – door (từ “xưởng” của nhà cung cấp của bạn đến tận nơi của người nhận).
    – Việc chịu trách nhiệm quy trình xuất khẩu đòi hỏi và do đó bạn phải đảm bảo rằng người bán/nhà cung cấp trình đủ loại chứng từ cần thiết cho việc xuất khẩu.
    – Forwarder phải có đủ khả năng cả dịch vụ giao nhận tận nơi (door-to-door) cũng như xử lý quá trình thông quan cho hàng hóa.

    Kết luận: tùy vào mục đích, loại lô hàng và khả năng của nhà cung cấp/người bán hay forwarder mà chúng ta sẽ xác lập điều khoản Incoterms hợp lí nhất. Đối với lô hàng lẻ và không sử dụng dịch vụ từ forwarder, điều khoản FOB được xem là thỏa thuận hợp lí nhất. Còn đối với lô hàng FCL, các đối tác thương mại có thể xem xét điều khoản EXW với dịch vụ từ forwarder, giúp giảm nhẹ chi phí và rủi ro trong giao dịch và vận chuyển.
    Ngoài ra, tập quán xuất/nhập khẩu nước ta lại khá phụ thuộc vào hai phương thức mua CIF – bán FOB. Điều này khiến ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực và cơ sở vật chất từ các công ty giao nhận nước ngoài và mất đi cơ hội phát triển, xây dựng nguồn lực trong nước. Do đó, việc linh hoạt trong tập quán xuất/nhập khẩu dưới các điều khoản Incoterms là một yếu tố quan trọng thúc đẩy, tối ưu hoạt động xuất/nhập khẩu cả nước nói riêng và Logistics nói chung.

    Theo transporteca.co.uk