Các hình thức vận tải đa phương thức quốc tế



  • Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea/air)
    Mô hình vận tải đa phương thức quốc tế này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng, nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.

    Mô hình vận tải ôtô – vận tải hàng không (Road – Air)
    Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng không. Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ…

    Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ôtô (Rail – Road)
    Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.

    Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ – vận tải đường biển (Rail /Road/Inland waterway/sea)
    Trong các mô hình vận chuyển đa phương thức quốc tế đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.

    5.. Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)

    Mô hình cuối trong chuỗi các mô hình vận chuyển đa phương thức quốc tế là mô hình cầu lục địa. Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.



  • VẬN ĐƠN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
    Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau. Loại vận đơn này có nhiều tên gọi như: “Combined Transport Bill of Lading”, “Bill of Lading for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment”, “Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading”, “Multimodal Transport Document”.

    Vận đơn vận tải đa phương thức (VTĐPT) có nhiều loại do nhiều tổ chức, hãng vận chuyển phát hành nhưng phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là vận đơn do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés - Intetnational Federation of Freight Forwarders Association – FIATA – chữ viết tắt theo tiếng Pháp) phát hành gọi là vận đơn FIATA - “Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading” (FIATA Bill of Lading - FBL), được Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit). Sở dĩ như vậy vì khi cấp vận đơn này, người giao nhận hoạt động với tư cách là người vận chuyển hoặc người kinh doanh VTĐPT (Multi-modal Transport Operator). Tuy chủ yếu dùng cho VTĐPT nhưng vận đơn này cũng được soạn thảo để có thể dùng vận chuyển đơn phương thức, như vận tải đường biển (từ cảng biển đến cảng biển), vận tải bằng đường bộ…